Vợ chồng muốn thế chấp tài sản của mình để bảo đảm nghĩa vụ cho công ty H nhưng bị từ chối do giao dịch với chính mình thì giải quyết như thế nào?
- Vợ chồng muốn thế chấp tài sản của mình để bảo đảm nghĩa vụ cho công ty H nhưng bị từ chối do giao dịch với chính mình thì giải quyết như thế nào?
- Giao dịch dân sự vô hiệu được hiểu như thế nào?
- Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
- Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội theo quy định pháp luật
Vợ chồng muốn thế chấp tài sản của mình để bảo đảm nghĩa vụ cho công ty H nhưng bị từ chối do giao dịch với chính mình thì giải quyết như thế nào?
Theo Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Điều lệ của pháp nhân;
c) Nội dung ủy quyền;
d) Quy định khác của pháp luật.
2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."
Như vậy, thì một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhưng không được:
- Xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình
- Với bên thứ ba khi mình cũng là người đại diện của người đó
Theo đó, trong trường hợp này, anh đang đại diện cho hai tư cách:
- Người đại diện cho công ty H
- Cá nhân anh – đồng sở hữu của tài sản thế chấp.
Thế chấp tài sản để bảo đảm nghĩa vụ cho công ty
Giao dịch dân sự vô hiệu được hiểu như thế nào?
Tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu như sau:
Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.
Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
Tại Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu như sau:
"1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:
a) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;
b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;
c) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;
d) Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;
đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.
2. Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.
3. Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chết."
Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội theo quy định pháp luật
Do đó, nếu trong cùng một hợp đồng anh thực hiện ký với hai tư cách thì đồng nghĩa với việc anh đang thực hiện giao dịch với chính mình. Lúc này, Hợp đồng thế chấp này sẽ bị tuyên vô hiệu do vi phạm Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015 về việc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
"Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng."
Cách giải quyết trong trường hợp này là anh có thể ủy quyền cho một người thứ ba khác trong công ty để đứng ra đại diện cho công ty ký kết Hợp đồng thế chấp tài sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?