Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30 4 1975?

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30 4 1975? Nội dung chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử trong đề cương tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước như thế nào?

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30 4 1975?

Tham khảo mẫu viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30 4 1975 dưới đây:

Mẫu 1:

Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử ngày 30/4/1975 là một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là thắng lợi của một chiến dịch quân sự mà còn là biểu tượng cho ý chí kiên cường, lòng yêu nước và khát vọng độc lập, tự do của toàn dân tộc. Sau bao năm chiến đấu gian khổ, nhân dân ta đã giành được thắng lợi hoàn toàn, chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước, mở ra một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập, tự do và đi lên chủ nghĩa xã hội. Sự kiện 30/4/1975 đã để lại bài học sâu sắc về tinh thần đoàn kết toàn dân, sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và bản lĩnh kiên cường của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đối với thế hệ trẻ hôm nay, đây là niềm tự hào lớn lao, là động lực để tiếp tục học tập, rèn luyện và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Mẫu 2:

Ngày 30/4/1975 là ngày mà cả dân tộc Việt Nam vỡ òa trong niềm vui chiến thắng. Chiến dịch Hồ Chí Minh đã khép lại trang sử đau thương của chiến tranh, mở ra một thời kỳ mới – thời kỳ hòa bình, thống nhất và phát triển. Đó là kết quả của biết bao máu xương, nước mắt, của hàng triệu người con đã ngã xuống vì độc lập dân tộc. Tôi cảm nhận được sự hy sinh to lớn và trân quý những giá trị hòa bình mà hôm nay chúng ta đang được hưởng. Nhìn lại quá khứ để biết ơn và sống xứng đáng với những gì cha ông đã dành trọn đời mình để bảo vệ.

Mẫu 3:

Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử không chỉ là một chiến thắng quân sự, mà còn là chiến thắng của lòng dân, của tinh thần đoàn kết dân tộc. Trong những ngày cuối tháng 4/1975, từng bước tiến quân thần tốc đã khẳng định sự chính nghĩa và sức mạnh to lớn của quân dân miền Bắc cũng như đồng bào miền Nam yêu nước. Từ đó, non sông nối liền một dải, người dân cả nước được sống trong hòa bình. Là thế hệ sinh ra trong thời bình, tôi càng trân trọng giá trị của độc lập, càng biết ơn những người đi trước. Tôi tự nhủ phải sống có trách nhiệm, đóng góp sức mình để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Mẫu 4:

Chiến dịch Hồ Chí Minh là bản anh hùng ca bất diệt của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước. Với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và tinh thần chiến đấu quả cảm của quân và dân ta, chiến dịch đã kết thúc thắng lợi vào ngày 30/4/1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Hình ảnh xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập đã trở thành biểu tượng thiêng liêng cho sự sụp đổ của chế độ cũ và sự ra đời của một nước Việt Nam thống nhất. Sự kiện này đã để lại dấu ấn không thể phai mờ trong lòng mỗi người dân Việt Nam và là niềm tự hào truyền thống cho các thế hệ mai sau.

Mẫu 5:

Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử ngày 30/4/1975 không chỉ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mà còn là biểu tượng bất diệt của ý chí kiên cường và khát vọng hòa bình, thống nhất non sông của cả dân tộc Việt Nam. Trong giờ phút lịch sử ấy, cả nước vỡ òa trong niềm vui chiến thắng, khi lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập – biểu tượng cho sự toàn thắng của chính nghĩa, của lòng yêu nước, của khát vọng được sống trong một đất nước hòa bình, không còn chia cắt. Chiến thắng ấy là máu, là nước mắt, là sự hy sinh thầm lặng của biết bao thế hệ cha anh. Là thế hệ hôm nay, tôi cúi đầu tưởng nhớ những người đã ngã xuống và luôn nhắc nhở bản thân phải sống xứng đáng, không chỉ bằng tri ân mà bằng hành động: học tập tốt, sống có lý tưởng, cống hiến cho Tổ quốc ngày một giàu mạnh, văn minh.

*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30 4 1975?

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30 4 1975? (Hình từ Internet)

Nội dung chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử trong đề cương tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 5 Mục 2 Đề cương ban hành kèm theo Hướng dẫn 01-HD/BTGDVTW năm 2025 có nêu Nội dung chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (26/4 - 30/4/1975) như sau:

Sau một tháng Tổng tiến công và nổi dậy mạnh mẽ, liên tục, quân và dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn, toàn diện cả về chính trị và quân sự. Trong khi đó, địch bị mất toàn bộ Quân khu 1, Quân khu 2, một nửa sinh lực của Quân đội Sài Gòn bị tiêu diệt, rơi vào tình thế đi đến tan rã hầu như không cứu vãn nổi. Chúng ra sức tổ chức lực lượng, tích cực phòng ngự, lấy việc bảo vệ Sài Gòn làm mục đích chiến lược để có thể làm điều kiện mặc cả đối với ta. Sau khi lần lượt tổ chức các tập đoàn phòng ngự từ xa nhưng đều bị ta đập tan; quân đội ngụy Sài Gòn tập trung xây dựng tuyến phòng thủ cuối cùng là Sài Gòn - Gia Định.

Từ nhận định dù Mỹ có chi viện cũng không cứu vãn được sự sụp đổ của quân ngụy, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4/1975, trước mùa mưa, không thể để chậm.

Ngày 07/4/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh ra lệnh động viên “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ thời gian từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”[7]. Ngày 14/4/1975, theo đề nghị của Đảng ủy - Bộ Tư lệnh chiến dịch và Quân ủy Trung ương, Bộ Chính trị đồng ý chiến dịch giải phóng Sài Gòn lấy tên là “Chiến dịch Hồ Chí Minh”.

Các lực lượng chiến lược của ta tham gia chiến dịch lịch sử gồm 4 quân đoàn (1,2,3,4) và Đoàn 232 (tương đương quân đoàn), các đơn vị binh chủng tăng - thiết giáp, đặc công, công binh, thông tin, pháo binh, không quân, hải quân với đầy đủ binh khí kỹ thuật cùng các đơn vị biệt động, bộ đội địa phương, dân quân du kích chuẩn bị tiến về giải phóng Sài Gòn - Gia Định.

17 giờ ngày 26/4/1975, quân ta được lệnh tổng công kích; 5 cánh quân đồng loạt tiến công trên 5 hướng: Hướng Bắc - Quân đoàn 1 (Binh đoàn Quyết Thắng); hướng Tây Bắc - Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên); hướng Đông Nam - Quân đoàn 2 (Binh đoàn Hương Giang); hướng Đông - Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long); hướng Tây và Tây Nam - Đoàn 232 và Sư đoàn 8 (Quân khu 8), nhanh chóng đánh chiếm các mục tiêu trọng yếu của địch.

Trước cuộc tiến công như vũ bão của quân và dân ta, 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập, chính quyền ngụy Sài Gòn đầu hàng không điều kiện, cờ giải phóng phấp phới tung bay trên nóc tòa nhà chính của Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

Lực lượng vũ trang có nhiệm vụ gì?

Căn cứ theo Điều 23 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:

Thành phần, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân
1. Lực lượng vũ trang nhân dân gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.
2. Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, Đảng và Nhà nước; có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

Theo đó, lực lượng vũ trang nhân dân có nhiệm vụ:

- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, Đảng và Nhà nước;

- Có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

- Bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng;

- Cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lãnh đạo nước nào sẽ tham gia Lễ kỷ niệm 30 4 Ngày giải phóng miền Nam tại TP. HCM? Nước nào sẽ tham gia diễu binh?
Pháp luật
Chuỗi sự kiện diễn ra trước ngày lễ 30 4 trong hoạt động Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?
Pháp luật
Diễu binh 30 4 và lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đều được tổ chức trên trục đường nào tại TP HCM?
Pháp luật
Kỷ niệm 30 4 Ngày giải phóng miền Nam thống nhất Đất nước tổ chức diễu binh hay duyệt binh trong Lễ kỷ niệm?
Pháp luật
Công văn 1312/BNV-CNCC 2025 về chỉ đạo mới về chăm lo người có công nhân Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam?
Pháp luật
Đạn mã tử là gì? Đạn dùng trong nghi lễ 30 4 là gì? Lịch diễn tập bắn đạn lễ trong Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam?
Pháp luật
Bài thuyết trình về ngày 30 4 1 5 hay nhất 2025? Bài thuyết trình ngày Giải phóng miền Nam? Bài thuyết trình 30 tháng 4?
Pháp luật
Cách tạo ảnh hộp đồ chơi mừng Lễ 30 4 bằng Chat GPT? Hướng dẫn câu lệnh làm mô hình 3D mừng Lễ 30 4?
Pháp luật
5 bài viết hay nhất thể hiện lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trong chiến thắng 30 4 Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?
Pháp luật
40 Caption hay về dân tộc, Tổ quốc kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30 4?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
92 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào