Viện Nghiên cứu Sành sứ và Thủy tinh Công nghiệp có cơ cấu tổ chức như thế nào? Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sành sứ và Thuỷ tinh Công nghiệp có các nhiệm vụ như thế nào?
Viện Nghiên cứu Sành sứ và Thủy tinh Công nghiệp có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Viện Nghiên cứu Sành sứ - Thuỷ tinh Công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 140 /2003/QĐ-BCN năm 2003, có quy định về cơ cấu tổ chức của Viện, gồm có như sau:
Cơ cấu tổ chức của Viện, gồm có:
1. Lãnh đạo Viện:
a) Viện trưởng;
b) Các Phó Viện trưởng.
2. Các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ:
3. Các cơ sở phục vụ, dịch vụ và chuyển giao công nghệ;
Các Trung tâm, xưởng thực nghiệm, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, cung cấp thiết bị, máy móc vật tư chuyên dùng thuộc ngành sành sứ - thuỷ tinh.
Việc điều chỉnh cơ cấu tổ chức của Viện do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quyết định theo đề nghị của Viện trưởng và Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ.
Việc thành lập hoặc giải thể các phòng (ban), quy định chức năng, nhiệm vụ, bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm Trưởng phòng (ban) Phân viện trưởng, các phó trưởng phòng (ban), Phó Phân Viện trưởng do Viện trưởng quyết định sau khi được Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt.
Như vậy, theo quy định trên thì Viện Nghiên cứu Sành sứ và Thủy tinh Công nghiệp có cơ cấu tổ chức như sau:
- Lãnh đạo Viện:
- Các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ:
- Các cơ sở phục vụ, dịch vụ và chuyển giao công nghệ.
Viện Nghiên cứu Sành sứ và Thủy tinh Công nghiệp có cơ cấu tổ chức như thế nào? (Hình từ Internet)
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sành sứ và Thủy tinh Công nghiệp có các nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Viện Nghiên cứu Sành sứ - Thuỷ tinh Công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 140 /2003/QĐ-BCN năm 2003, có quy định về Viện trưởng có các nhiệm vụ chủ yếu như sau:
Viện trưởng có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Tổ chức và điều hành các hoạt động của Viện phù hợp với pháp luật và các quy định của Nhà nước;
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch năm năm, hàng năm; sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ và đột xuất đánh giá tình hình hoạt động của Viện với Bộ trưởng;
3. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn các đơn vị trực thuộc trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện;
4. Thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với cán bộ, công nhân viên chức phù hợp với nhiệm vụ và điều kiện của Viện để phát huy tối đa năng lực, sở trường về chuyên môn, nghiệp vụ của từng thành viên;
5. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, tiếp nhận, thuyên chuyển, nâng lương, nghỉ chế độ, khen thưởng, kỷ luật, cử đi học, đi công tác ở trong nước và ngoài nước... theo phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Công nghiệp;
6. Quản lý sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn và tài sản của Viện theo các quy định của Nhà nước;
7. Trong phạm vi quyền hạn được giao, ban hành các quy định, quy chế quản lý phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước để đưa các hoạt động của Viện đi vào nề nếp;
8. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Viện, quyết định thành lập các hội đồng tư vấn của Viện;
Khi vắng mặt, Viện trưởng uỷ quyền một Phó Viện trưởng điều hành và giải quyết công việc nhưng Viện trưởng vẫn phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về sự uỷ quyền đó.
Như vậy, thì Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sành sứ và Thủy tinh Công nghiệp có các nhiệm vụ được quy định như trên.
Các bộ phận chyên môn nghiệp vụ của Viện Nghiên cứu Sành sứ và Thủy tinh Công nghiệp có những nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Viện Nghiên cứu Sành sứ - Thủy tinh Công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 140 /2003/QĐ-BCN năm 2003, có quy định về các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ có các nhiệm vụ chủ yếu như sau:
Các bộ phận chyên môn nghiệp vụ có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Quản lý một hoặc một số mặt công tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
2. Đề xuất, trình bầy các đề án, dự án, các chủ trương công tác, dự thảo các quyết định quản lý để Viện trưởng xem xét, quyết định;
3. Tổ chức thực hiện các quyết định của Viện trưởng và giải quyết công việc thường xuyên thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao;
Như vậy, theo quy định trên thì các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ của Viện Nghiên cứu Sành sứ và Thủy tinh Công nghiệp có những nhiệm vụ như sau:
- Quản lý một hoặc một số mặt công tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
- Đề xuất, trình bày các đề án, dự án, các chủ trương công tác, dự thảo các quyết định quản lý để Viện trưởng xem xét, quyết định;
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Viện trưởng và giải quyết công việc thường xuyên thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?