Viện Nghiên cứu Da và Giầy có trụ sở chính ở đâu? Viện Nghiên cứu Da và Giầy có tư cách pháp nhân không?
Viện Nghiên cứu Da và Giầy có trụ sở chính ở đâu?
Căn cứ tại Điều 1 Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Viện Nghiên cứu Da - Giầy ban hành kèm theo Quyết định 92/2003/QĐ-BCN, có quy định như sau:
Viện Nghiên cứu Da - Giầy (sau đây gọi tắt là Viện) trực thuộc Bộ Công nghiệp là đơn vị sự nghiệp nghiên cứu, triển khai khoa học - công nghệ thuộc lĩnh vực công nghiệp da - giầy, được thành lập theo Quyết định số 278/CNn-TCLĐ ngày 06 tháng 4 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ nay là Bộ Công nghiệp.
Viện chịu sự lãnh đạo, quản lý toàn diện và trực tiếp của Bộ Công nghiệp, sự chỉ đạo về chuyên môn của Bộ Khoa học và Công nghệ và sự chỉ đạo về nghiệp vụ của các Bộ quản lý nhà nước có liên quan; được hưởng các chính sách, chế độ của Nhà nước áp dụng cho hệ thống nghiên cứu khoa học và công nghệ trong phạm vi cả nước;
Viện có tên giao dịch quốc tế: Leather and shoe Research Institute;
viết tắt : LEASHORESIN;
Trụ sở chính: số 160, Hoàng Hoa Thám, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội;
Cơ sở 1: số 20, Núi Trúc, Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;
Viện có Phân Viện Nghiên cứu Da - Giầy đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.
Như vậy, theo quy định trên thì Viện Nghiên cứu Da và Giầy có trụ sở chính tại số 160, Hoàng Hoa Thám, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Viện Nghiên cứu Da và Giầy có trụ sở chính ở đâu? (Hình từ Internet)
Viện Nghiên cứu Da và Giầy có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ tại Điều 2 Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Viện Nghiên cứu Da - Giầy ban hành kèm theo Quyết định 92/2003/QĐ-BCN, có quy định như sau:
Viện là đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động theo nguồn kinh phí sự nghiệp do ngân sách Nhà nước cấp và một số hoạt động tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, dịch vụ khoa học - kỹ thuật có thu theo quy định của Nhà nước, có con dấu để hoạt động và giao dịch theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Kho bạc và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (kể cả tài khoản ngoại tệ) theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Viện Nghiên cứu Da và Giầy có tư cách pháp nhân.
Viện Nghiên cứu Da và Giầy có các nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Viện Nghiên cứu Da - Giầy ban hành kèm theo Quyết định 92/2003/QĐ-BCN, có quy định viện có các nhiệm vụ chủ yếu như sau:
Viện có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Nghiên cứu xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển khoa học và công nghệ chuyên ngành da - giầy;
2. Triển khai thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ, môi trường và kinh tế ngành da - giầy; tổ chức ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến vào phát triển công nghệ thuộc da, chế biến đồ dùng bằng da; công nghệ hoá phục vụ thuộc da và chế biến da; công nghệ xử lý và tận dụng phế liệu, phế thải để sản xuất các sản phẩm phụ phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu;
3. Tư vấn đầu tư, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế, chế tạo mẫu mốt, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ khoa học - kỹ thuật, sản xuất thực nghiệm, sản xuất - kinh doanh khác theo quy định của pháp luật;
4. Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn - nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật thuộc Viện và theo yêu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp trong, ngoài ngành; thực hiện đào tạo sau đại học, trên đại cho các đối tượng có nhu cầu theo quyết định của Nhà nước.
5. Xây dựng quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn thuộc ngành da - giầy cấp Nhà nước, tiêu chuẩn và định mức kinh tế - kỹ thuật cấp ngành; tham gia Hội đồng xét duyệt, thẩm định các dự án đầu tư, chuyển giao công nghệ, các báo cáo và công trình khoa học - công nghệ chuyên ngành da - giầy;
6. Tổ chức các hoạt động thông tin khoa học - kỹ thuật, kinh tế và phục vụ thông tin dưới các hình thức cung cấp thông tin, xuất bản ấn phẩm, báo cáo chuyên đề, hội thảo khoa học, tổ chức hội chợ, triển lãm, quảng cáo giới thiệu sản phẩm theo quy định của pháp luật;
Tổ chức trao đổi, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và thiết kế mẫu, mốt thời trang trong ngành da - giầy;
7. Thực hiện các quan hệ hợp tác nghiên cứu, triển khai khoa học - công nghệ chuyên ngành với các cơ quan, tổ chức, trường đại học, viện nghiên cứu, cơ sở sản xuất - kinh doanh trong nước và ngoài nước;
8. Bố trí, sắp xếp, sử dụng và thực hiện đúng các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ, công nhân viên của Viện;
9. Quản lý, phát triển và sử dụng đúng mục đích có hiệu quả cơ sở vật chất - kỹ thuật, các nguồn vốn được Nhà nước giao theo các quy định của pháp luật;
10. Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong Viện; bảo vệ tài sản, bí mật quốc gia, xây dựng thực hiện các quy chế và biện pháp bảo hộ, an toàn lao động.
Như vậy, thì Viện Nghiên cứu Da và Giầy có các nhiệm vụ được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?