Viện Nghiên cứu Da và Giầy có cơ cấu tổ chức như thế nào? Viện trưởng Viện Nghiên cứu Da và Giầy có các nhiệm vụ như thế nào?
Viện Nghiên cứu Da và Giầy có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Viện Nghiên cứu Da - Giầy ban hành kèm theo Quyết định 92/2003/QĐ-BCN, có quy định về cơ cấu tổ chức của Viện như sau:
Cơ cấu tổ chức của Viện, gồm có:
1. Lãnh đạo Viện:
a) Viện trưởng;
b) Các Phó Viện trưởng.
2. Các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Phòng Nghiên cứu công nghệ thuộc da;
b) Phòng Nghiên cứu thiết kế các sản phẩm từ da thuộc;
c) Phòng Công nghệ hoá phân tích;
d) Phòng Kế hoạch tổng hợp;
đ) Phòng Tài chính - Kế toán;
e) Phòng Tổ chức - Hành chính.
3. Các cơ sở phục vụ, dịch vụ và chuyển giao công nghệ:
a) Xưởng Thí nghiệm thuộc da;
b) Xưởng Thí nghiệm chế biến các sản phẩm tù da thuộc;
c) Các Trung tâm thực nghiệm, doanh nghiệp khoa học - sản xuất và chuyển giao công nghệ, trạm, trại, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, cung cấp thiết bị, máy móc vật tư chuyên dùng thuộc ngành da - giầy.
4. Phân Viện Nghiên cứu Da - Giầy tại thành phố Hồ Chí Minh.
Việc điều chỉnh cơ cấu tổ chức của Viện do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quyết định theo đề nghị của Viện trưởng và Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ.
Như vậy, theo quy định trên thì Viện Nghiên cứu Da và Giầy có cơ cấu tổ chức như sau:
- Lãnh đạo Viện;
+ Viện trưởng;
+ Các Phó Viện trưởng.
- Các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ:
+ Phòng Nghiên cứu công nghệ thuộc da;
+ Phòng Nghiên cứu thiết kế các sản phẩm từ da thuộc;
+ Phòng Công nghệ hoá phân tích;
+ Phòng Kế hoạch tổng hợp;
+ Phòng Tài chính - Kế toán;
+ Phòng Tổ chức - Hành chính.
- Các cơ sở phục vụ, dịch vụ và chuyển giao công nghệ:
+ Xưởng Thí nghiệm thuộc da;
+ Xưởng Thí nghiệm chế biến các sản phẩm tù da thuộc;
+ Các Trung tâm thực nghiệm, doanh nghiệp khoa học - sản xuất và chuyển giao công nghệ, trạm, trại, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, cung cấp thiết bị, máy móc vật tư chuyên dùng thuộc ngành da - giầy.
- Phân Viện Nghiên cứu Da - Giầy tại thành phố Hồ Chí Minh.
+ Việc điều chỉnh cơ cấu tổ chức của Viện do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quyết định theo đề nghị của Viện trưởng và Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ.
Viện Nghiên cứu Da và Giầy có cơ cấu tổ chức như thế nào? (Hình từ Internet)
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Da và Giầy có các nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Viện Nghiên cứu Da - Giầy ban hành kèm theo Quyết định 92/2003/QĐ-BCN, có quy định về Viện trưởng có các nhiệm chủ yếu như sau:
Viện trưởng có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Tổ chức và điều hành các hoạt động của Viện phù hợp với pháp luật và các quy định của Nhà nước;
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch năm năm, hàng năm, sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ và đột xuất đánh giá tình hình hoạt động của Viện với Bộ trưởng;
3. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn cho các đơn vị trực thuộc trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Viện;
4. Bố trí, sử dụng, quản lý và cải thiện điều kiện vật chất, tinh thần, thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với cán bộ, công nhân viên chức phù hợp với nhiệm vụ và điều kiện của Viện để phát huy tối đa năng lực, sở trường về chuyên môn, nghiệp vụ của từng thành viên;
5. Quyết định bổ nhiệm, miễm nhiệm, tiếp nhận, thuyên chuyển, nâng lương, nghỉ chế độ, khen thưởng, kỷ luật, cử đi học, đi công tác ở trong nước và ngoài nước... theo phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Công nghiệp;
6. Quản lý sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn và tài sản của Viện theo các quy định của Nhà nước;
7. Trong phạm vi quyền hạn được giao, ban hành các quy định, quy chế quản lý phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước để đưa các hoạt động của Viện đi vào nề nếp;
8. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Viên, quyết định thành lập các hội đồng tư vấn về chuyên môn, thi đua, khen thưởng, kỷ luật...
Khi vắng mặt, Viện trưởng uỷ quyền cho một Phó Viện trưởng điều hành và giải quyết công việc nhưng Viện trưởng vẫn phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về sự uỷ quyền đó.
Như vậy, thì Viện trưởng Viện Nghiên cứu Da và Giầy có các nhiệm vụ được quy định như trên.
Cán bộ Viện Nghiên cứu Da và Giầy có được đề xuất các biện pháp cải tiến tổ chức quản lý không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 11 Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Viện Nghiên cứu Da - Giầy ban hành kèm theo Quyết định 92/2003/QĐ-BCN, có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ công nhân viên như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ công nhân viên.
1. Được giao nhiệm vụ rõ ràng và có trách nhiệm hoàn thành tốt công việc được giao.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, quyết định của Viện trưởng và pháp luật hiện hành.
3. Được sử dụng phương tiện làm việc theo yêu cầu công việc và có nghĩa vụ giữ gìn, bảo quản tài sản chung của Viện.
4. Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, sơ kết, tổng kết của đơn vị công tác và của Viện. Được đề xuất các biện pháp cải tiến tổ chức quản lý, điều kiện làm việc, đời sống vật chất, tinh thần, vệ sinh môi trường và đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Viện.
5. Tham gia thảo luận, xây dựng các quy chế của Viện về tổ chức quản lý, quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ công nhân viên trong Viện.
6. Được đề xuất để Viện trưởng bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách, chế độ của Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên theo quy định của bộ Luật lao động.
Việc quản lý cán bộ thuộc Viện, thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Công nghiệp.
Như vậy, theo quy định trên thì cán bộ Viện Nghiên cứu Da và Giầy được đề xuất các biện pháp cải tiến tổ chức quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?