Viên chức quốc phòng chuyển ngành sang làm việc tại đơn vị không hưởng lương từ NSNN thì có được bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội không?
Viên chức quốc phòng chuyển ngành sang làm việc tại đơn vị không hưởng lương từ NSNN thì có được bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội không?
Chế độ, chính sách đối với viên chức quốc phòng chuyển ngành được quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 19/2022/NĐ-CP như sau:
Thực hiện chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng chuyển ngành
...
2. Thực hiện chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng chuyển ngành sang làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước như sau:
a) Được bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.
b) Được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp băng 01 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi chuyển ngành, do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng quản lý quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trước khi chuyển ngành chi trả.
c) Khi đủ điều kiện hưởng lương hưu, được thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành nhưng không được áp dụng cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ để tính lương hưu theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, trường hợp viên chức quốc phòng chuyển ngành sang làm việc tại các đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì được bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.
Viên chức quốc phòng chuyển ngành sang làm việc tại đơn vị không hưởng lương từ NSNN thì có được bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội không? (Hình từ Internet)
Viên chức quốc phòng được chuyển ngành khi nào?
Việc chuyển ngành đối với viên chức quốc phòng được quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 như sau:
Điều kiện thôi phục vụ trong quân đội của công nhân và viên chức quốc phòng
1. Công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
b) Có đủ 15 năm là công nhân quốc phòng và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi được nghỉ hưu;
c) Trường hợp công nhân và viên chức quốc phòng chưa đủ điều kiện nghỉ hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản này, do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng, nếu nam đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được nghỉ hưu.
2. Công nhân và viên chức quốc phòng được chuyển ngành khi được cấp có thẩm quyền đồng ý và cơ quan, tổ chức nơi đến tiếp nhận.
3. Công nhân và viên chức quốc phòng thôi việc trong trường hợp sau:
a) Khi chưa hết hạn tuổi phục vụ quy định tại Điều 31 của Luật này mà có nguyện vọng xin thôi phục vụ trong quân đội và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
b) Do thay đổi tổ chức biên chế quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng mà không thuộc quy định tại điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều này;
c) Trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 32 của Luật này chưa đủ điều kiện nghỉ hưu.
Như vậy, theo quy định, viên chức quốc phòng được chuyển ngành khi:
- Được cấp có thẩm quyền đồng ý,
- Cơ quan, tổ chức nơi đến tiếp nhận.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thẩm quyền chuyển nhóm đối với những viên chức quốc phòng nào?
Thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 170/2016/TT-BQP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 12/2021/TT-BQP) như sau:
Thẩm quyền nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, thăng hạng, phong, thăng cấp bậc quân hàm; hạ bậc lương, loại, nhóm, hạng, giáng cấp bậc quân hàm; kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ và cho thôi phục vụ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng:
a) Phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp;
b) Nâng lương, chuyển nhóm đối với quân nhân chuyên nghiệp có hệ số lương từ 6,80 trở lên; thăng cấp bậc quân hàm Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp;
c) Nâng loại quân nhân chuyên nghiệp;
d) Nâng lương, chuyển nhóm đối với công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương từ 6,20 trở lên;
đ) Nâng loại công nhân quốc phòng, thăng hạng viên chức quốc phòng;
e) Kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ đối với quân nhân chuyên nghiệp có cấp bậc quân hàm Thượng tá và đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8a, khoản 2 Điều 8b Thông tư này.
2. Thẩm quyền của Tổng Tham mưu trưởng:
a) Thực hiện thẩm quyền của người chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quy định tại khoản 3 Điều này đối với Bộ Tổng Tham mưu và doanh nghiệp cổ phần trực thuộc Bộ Quốc phòng;
...
Như vậy, theo quy định, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thẩm quyền chuyển nhóm đối với viên chức quốc phòng có hệ số lương từ 6,20 trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?
- Ý nghĩa của ngày 23 tháng chạp? 23 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 23 tháng chạp âm lịch là ngày gì?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách mới nhất? Tải về mẫu phiếu?
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?