Viên chức phát thanh viên hạng 2 chuyên ngành Thông tin và Truyền thông phải tốt nghiệp đại học đúng không?

Cho tôi hỏi viên chức phát thanh viên hạng 2 chuyên ngành Thông tin và Truyền thông thực hiện những nhiệm vụ gì? Viên chức phát thanh viên hạng 2 phải tốt nghiệp đại học đúng không? Viên chức phát thanh viên hạng 2 cần có năng lực chuyên môn nghiệp vụ như thế nào? Câu hỏi của anh Lâm (Hải Phòng).

Viên chức phát thanh viên hạng 2 chuyên ngành Thông tin và Truyền thông thực hiện những nhiệm vụ gì?

Theo Điều 12 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT quy định như sau:

Phát thanh viên hạng II
1. Nhiệm vụ:
- Tham gia biên soạn tài liệu, nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho phát thanh viên hạng dưới;
- Tham gia biên soạn tài liệu, nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho phát thanh viên hạng dưới;
- Tham gia xây dựng quy trình, quy phạm nghiệp vụ, kỹ thuật của công tác phát thanh trên sóng;
- Đọc, giới thiệu và dẫn lời bình chính xác, thành thạo các thể loại văn bản với chất lượng cao; sử dụng ngôn ngữ chuẩn tiếng Việt, không lẫn từ địa phương;
- Chủ động nắm bắt tinh thần, nội dung văn bản để có thể điều chỉnh ngữ điệu, âm lượng, giọng đọc phù hợp với tính chất và thể loại văn bản truyền tải; phản ứng linh hoạt đối với những tình huống, trường hợp đột xuất ngoài kịch bản;
- Phát hiện những sai sót, lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả và lỗi nội dung trong văn bản đọc, giới thiệu; đề xuất với người có trách nhiệm hướng xử lý, khắc phục nhằm hoàn thiện chương trình cả về hình thức lẫn nội dung;
- Xây dựng phong cách, giọng đọc phát thanh viên mang bản sắc của đơn vị;
- Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, nguyên tắc hoạt động của phòng thu, phòng đọc và của đơn vị;
- Tổng kết chuyên môn nghiệp vụ; tham gia chuẩn bị nội dung các hội thảo nghiệp vụ chuyên ngành ở trong và ngoài nước;

Theo đó, viên chức phát thanh viên hạng 2 chuyên ngành Thông tin và Truyền thông thực hiện những nhiệm vụ như sau:

- Tham gia biên soạn tài liệu, nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho phát thanh viên hạng dưới;

- Tham gia biên soạn tài liệu, nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho phát thanh viên hạng dưới;

- Tham gia xây dựng quy trình, quy phạm nghiệp vụ, kỹ thuật của công tác phát thanh trên sóng;

- Đọc, giới thiệu và dẫn lời bình chính xác, thành thạo các thể loại văn bản với chất lượng cao; sử dụng ngôn ngữ chuẩn tiếng Việt, không lẫn từ địa phương;

- Chủ động nắm bắt tinh thần, nội dung văn bản để có thể điều chỉnh ngữ điệu, âm lượng, giọng đọc phù hợp với tính chất và thể loại văn bản truyền tải; phản ứng linh hoạt đối với những tình huống, trường hợp đột xuất ngoài kịch bản;

- Phát hiện những sai sót, lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả và lỗi nội dung trong văn bản đọc, giới thiệu; đề xuất với người có trách nhiệm hướng xử lý, khắc phục nhằm hoàn thiện chương trình cả về hình thức lẫn nội dung;

- Xây dựng phong cách, giọng đọc phát thanh viên mang bản sắc của đơn vị;

- Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, nguyên tắc hoạt động của phòng thu, phòng đọc và của đơn vị;

- Tổng kết chuyên môn nghiệp vụ; tham gia chuẩn bị nội dung các hội thảo nghiệp vụ chuyên ngành ở trong và ngoài nước.

viên chức phát thanh viên

Viên chức phát thanh viên hạng 2 chuyên ngành Thông tin và Truyền thông (Hình từ Internet)

Viên chức phát thanh viên hạng 2 chuyên ngành Thông tin và Truyền thông phải tốt nghiệp đại học đúng không?

Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT (được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Thông tư 07/2022/TT-BTTTT) quy định như sau:

Phát thanh viên hạng II
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành phát thanh viên.
được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Thông tư 07/2022/TT-BTTTT
...

Theo đó, viên chức phát thanh viên hạng 2 chuyên ngành Thông tin và Truyền thông phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên.

Viên chức phát thanh viên hạng 2 chuyên ngành Thông tin và Truyền thông cần có năng lực chuyên môn nghiệp vụ như thế nào?

Theo khoản 3 Điều 12 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT (được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Thông tư 07/2022/TT-BTTTT) quy định như sau:

Phát thanh viên hạng II
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; các quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
b) Hiểu biết về xã hội học, phong tục, tập quán, nhu cầu và thị hiếu của bạn đọc trong nước và nước ngoài;
c) Nắm vững quy trình nghiệp vụ, quy phạm kỹ thuật, các thuật ngữ, văn phạm và văn phong của ngôn ngữ; sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, trong sáng, truyền cảm; nắm vững tinh thần, nội dung thông tin, chủ động, sáng tạo trong việc truyền tải thông tin đảm bảo đạt chất lượng cao;
d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
...

Theo đó, viên chức phát thanh viên hạng 2 chuyên ngành Thông tin và Truyền thông cần có năng lực chuyên môn nghiệp vụ như sau:

- Nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; các quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật khác có liên quan;

- Hiểu biết về xã hội học, phong tục, tập quán, nhu cầu và thị hiếu của bạn đọc trong nước và nước ngoài;

- Nắm vững quy trình nghiệp vụ, quy phạm kỹ thuật, các thuật ngữ, văn phạm và văn phong của ngôn ngữ; sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, trong sáng, truyền cảm; nắm vững tinh thần, nội dung thông tin, chủ động, sáng tạo trong việc truyền tải thông tin đảm bảo đạt chất lượng cao;

- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Phát thanh viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng 1 cần đáp ứng những điều kiện nào?
Pháp luật
Bảng lương của phát thanh viên khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu từ ngày 1/7/2024 là bao nhiêu?
Pháp luật
Có yêu cầu trình độ ngoại ngữ đối với phát thanh viên hạng 1 chuyên ngành Thông tin và Truyền thông?
Pháp luật
Phát thanh viên hạng 2 chuyên ngành Thông tin và Truyền thông phải có trình độ đại học đúng không?
Pháp luật
Phát thanh viên hạng 2 chuyên ngành Thông tin và truyền thông phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về năng lực chuyên môn nghiệp vụ?
Pháp luật
Chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng 1 được áp dụng hệ số lương viên chức loại nào? Mức lương cụ thể là bao nhiêu?
Pháp luật
Mức lương đối với viên chức phát thanh viên hạng 2 chuyên ngành thông tin và truyền thông là bao nhiêu?
Pháp luật
Viên chức sau khi thăng hạng chức danh phát thanh viên hạng 3 thì có còn được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu không?
Pháp luật
Khi bổ nhiệm viên chức sang chức danh phát thanh viên hạng 4 thì có được phép kết hợp nâng bậc lương không?
Pháp luật
Cần giữ chức danh phát thanh viên hạng 4 trong bao nhiêu năm để thăng hạng phát thanh viên hạng 3 đối với người có trình độ trung cấp?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phát thanh viên
722 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phát thanh viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phát thanh viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào