Viên chức lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân có hơn một nửa nhiệm vụ không hoàn thành thì có thể đánh giá ở mức nào?
- Việc đánh giá viên chức lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện dựa trên nguyên tắc gì?
- Tiêu chí chung về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao dùng để đánh giá viên chức lãnh đạo Viện kiểm sát được quy định ra sao?
- Viên chức lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân có hơn một nửa nhiệm vụ không hoàn thành thì có thể đánh giá ở mức nào?
Việc đánh giá viên chức lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện dựa trên nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 2 Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 323/QĐ-VKSTC năm 2021 định nghĩa viên chức lãnh đạo Viện kiểm sát như sau:
Giải thích một số từ ngữ sử dụng trong Quy chế
1. Đơn vị cơ sở là cấp phòng và tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi không thành lập phòng.
2. Công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức, viên chức trong ngành Kiểm sát nhân dân.
...
Đồng thời tại Điều 4 Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 323/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Căn cứ đánh giá
1. Đối với công chức:
a) Nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp và những việc công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức; quy định khác của pháp luật có liên quan, quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của đơn vị đối với công chức.
b) Tiêu chuẩn đối với ngạch công chức, chức vụ lãnh đạo, quản lý.
c) Nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm được phân công hoặc được giao chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
2. Đối với viên chức:
a) Các cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết.
b) Quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của viên chức; các quy định khác của pháp luật, của Ngành, của đơn vị đối với viên chức.
3. Đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý còn phải căn cứ vào kết quả hoạt động của đơn vị và trách nhiệm đối với kết quả hoạt động của đơn vị mình, công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và việc tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
4. Đối với người lao động
Căn cứ đánh giá là quyền và nghĩa vụ của người lao động theo hợp đồng đã ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Theo đó, đối với viên chức lãnh đạo, việc đánh giá viên chức phải dựa trên những yếu tố sau:
- Các cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết.
- Quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của viên chức; các quy định khác của pháp luật, của Ngành, của đơn vị đối với viên chứ.
- Kết quả hoạt động của đơn vị và trách nhiệm đối với kết quả hoạt động của đơn vị mình, công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và việc tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Viên chức lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân có hơn một nửa nhiệm vụ không hoàn thành thì có thể đánh giá ở mức nào? (hình từ internet)
Tiêu chí chung về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao dùng để đánh giá viên chức lãnh đạo Viện kiểm sát được quy định ra sao?
Theo khoản 5 Điều 5 Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 323/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định tiêu chí chung về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao dùng để đánh giá viên chức lãnh đạo Viện kiểm sát như sau:
- Quán triệt, thể chế hóa và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại cơ quan, đơn vị;
+ Duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, đơn vị; không để xảy ra các vụ việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý, tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong phạm vi cơ quan, đơn vị;
+ Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; chỉ đạo, thực hiện công tác cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức tại cơ quan, đơn vị;
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của cơ quan, đơn vị được giao quản lý, phụ trách, trong đó xác định rõ kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể.
Viên chức lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân có hơn một nửa nhiệm vụ không hoàn thành thì có thể đánh giá ở mức nào?
Điều 16 Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 323/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ
1. Viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ khi có kết quả chấm điểm đạt dưới 70 điểm và có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;
b) Có trên 50% các chỉ tiêu về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đã đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;
c) Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.
2. Viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ khi có kết quả chấm điểm đạt dưới 70 điểm và có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;
b) Có trên 50% các chỉ tiêu về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đã đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;
c) Đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành dưới 50% các chỉ tiêu, nhiệm vụ;
d) Đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp liên quan đến tham ô, tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết nội bộ và bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật;
đ) Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.
Theo đó, viên chức lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân có hơn một nửa nhiệm vụ không hoàn thành thì có thể bị đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ nếu có kết quả chấm điểm đạt dưới 70 điểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?