Viên chức làm trong cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đi đào tạo sau đại học bằng nguồn ngân sách nhà nước tự ý bỏ học thì viên chức phải đền bù chi phí đào tạo ra sao?
- Viên chức làm trong cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ được cử đi đào tạo sau đại học bằng nguồn ngân sách nhà nước tự ý bỏ học thì viên chức phải đền bù chi phí đào tạo ra sao?
- Thành lập Hội đồng xét đền bù chi phí đào tạo đối với viên chức làm trong cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ ra sao?
- Chi phí đền bù đối với viên chức được cử đi đào tạo sau đại học bằng nguồn ngân sách nhà nước tự ý bỏ học ra sao?
Viên chức làm trong cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ được cử đi đào tạo sau đại học bằng nguồn ngân sách nhà nước tự ý bỏ học thì viên chức phải đền bù chi phí đào tạo ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Quy chế quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Khoa học và Công nghệ, ban hành kèm theo Quyết định 1038/QĐ-BKHCN năm 2019 như sau:
Đền bù chi phí đào tạo
1. Công chức, viên chức được cử đi đào tạo sau đại học bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định tại Điều 7, Nghị định số 101/2017/NĐ-CP.
...
Như vậy, viên chức làm trong cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ được cử đi đào tạo sau đại học bằng nguồn ngân sách nhà nước phải đền bù chi phí đào tạo tại Điều 7 Nghị định 101/2017/NĐ-CP như sau:
Viên chức được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo.
(2) Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp.
(3) Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 Nghị định 101/2017/NĐ-CP. Thành lập Hội đồng xét đền bù chi phí đào tạo
Khoa học và công nghệ (Hình từ Internet)
Thành lập Hội đồng xét đền bù chi phí đào tạo đối với viên chức làm trong cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Quy chế quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Khoa học và Công nghệ, ban hành kèm theo Quyết định 1038/QĐ-BKHCN năm 2019 như sau:
Đền bù chi phí đào tạo
...
2. Việc thành lập Hội đồng xét đền bù, nguyên tắc và hoạt động của Hội đồng xét đền bù được thực hiện theo quy định tại Điều 10, 11, 12 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP.
...
Như vậy, việc thành lập Hội đồng xét đền bù dành cho viên chức làm trong cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ thực hiện theo Điều 11 Nghị định 101/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Người đứng đầu cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức thành lập Hội đồng xét đền bù.
- Hội đồng xét đền bù bao gồm các thành viên:
+ 01 đại diện lãnh đạo Vụ (Ban, Phòng) Tổ chức cán bộ, Sở Nội vụ hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức làm Chủ tịch Hội đồng;
+ 01 công chức, viên chức phụ trách đào tạo, bồi dưỡng của Vụ (Ban, Phòng) Tổ chức cán bộ, Sở Nội vụ hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức là Thư ký Hội đồng;
+ 01 đại diện tổ chức công đoàn của đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức;
+ 01 đại diện bộ phận tài chính - kế toán của cơ quan chi trả các khoản chi phí cho khóa học;
+ 01 đại diện lãnh đạo đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.
Chi phí đền bù đối với viên chức được cử đi đào tạo sau đại học bằng nguồn ngân sách nhà nước tự ý bỏ học ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Quy chế quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Khoa học và Công nghệ, ban hành kèm theo Quyết định 1038/QĐ-BKHCN năm 2019 như sau:
Đền bù chi phí đào tạo
...
3. Chi phí đền bù và cách tính chi phí đền bù, điều kiện được giảm chi phí đền bù, quyết định đền bù, trả và thu hồi chi phí đền bù đối với công chức, viên chức thực hiện theo quy định tại Điều 8, 9, 13, 14 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP.
Theo đó, chi phí đền bù đối với viên chức được cử đi đào tạo sau đại học bằng nguồn ngân sách nhà nước sẽ thực hiện theo Điều 8 Nghị định 101/2017/NĐ-CP như sau:
Chi phí đền bù và cách tính chi phí đền bù
1. Chi phí đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp (nếu có).
2. Cách tính chi phí đền bù:
a) Đối với trường hợp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 7 Nghị định này, cán bộ, công chức, viên chức phải trả 100% chi phí đền bù;
b) Đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này, chi phí đền bù được tính theo công thức sau:
...
Như vậy, chi phí đền bù đối với viên chức được cử đi đào tạo sau đại học bằng nguồn ngân sách nhà nước sẽ dựa vào đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại lý dịch vụ viễn thông có quyền ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm pháp luật về viễn thông?
- Không phải thực hiện tham vấn trong đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư nào? Trách nhiệm thực hiện tham vấn trong ĐTM?
- Kinh doanh hàng hóa viễn thông là một trong các hình thức kinh doanh viễn thông? Có được miễn giấy phép viễn thông khi kinh doanh hàng hóa viễn thông?
- Xét xử sơ thẩm là gì? Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Viện kiểm sát có quyền kết luận tội khác nhẹ hơn?
- Đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh được thực hiện tại đâu? Hồ sơ đăng ký thành lập bao gồm?