Viên chức khi mất Giấy chứng minh chức danh pháp lý ngành Kiểm sát phải trình báo ngay cho cơ quan nào?
- Viên chức khi mất Giấy chứng minh chức danh pháp lý ngành Kiểm sát phải trình báo ngay cho cơ quan nào?
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ xem xét cấp lại Giấy chứng minh chức danh pháp lý ngành Kiểm sát cho viên chức trong trường hợp nào?
- Giấy chứng minh chức danh pháp lý trong ngành Kiểm sát gồm những giấy tờ gì?
Viên chức khi mất Giấy chứng minh chức danh pháp lý ngành Kiểm sát phải trình báo ngay cho cơ quan nào?
Theo khoản 2 Điều 10 Quy định về quản lý, sử dụng trang phục Viện kiểm sát nhân dân, Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận chức danh pháp lý ngành Kiểm sát ban hành kèm theo Quyết định 54/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 quy định như sau:
Việc quản lý trang phục, Giấy chứng minh và Giấy chứng nhận chức danh pháp lý
1. Cán bộ, công chức, viên chức không được sử dụng trang phục Kiểm sát nhân dân, Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận chức danh pháp lý vào mục đích tư lợi hoặc vào việc riêng; không được dùng Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận chức danh pháp lý thay giấy giới thiệu, giấy chứng minh nhân dân hoặc các loại giấy tờ tuỳ thân khác; không được cho người khác mượn trang phục, Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận chức danh pháp lý; không được dùng trang phục được cấp để làm quà biếu, tặng cho người khác.
2. Cán bộ, công chức, viên chức khi mất Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận chức danh pháp lý phải trình báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất và báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát hoặc thủ trưởng cơ quan nơi mình đang công tác.
3. Cán bộ, công chức, viên chức khi mất phù hiệu, cấp hiệu phải trình báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát hoặc thủ trưởng đơn vị nơi mình đang công tác.
Theo quy định nêu trên thì viên chức khi mất Giấy chứng minh chức danh pháp lý ngành Kiểm sát phải trình báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất và báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát hoặc thủ trưởng cơ quan nơi mình đang công tác.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ xem xét cấp lại Giấy chứng minh chức danh pháp lý ngành Kiểm sát cho viên chức trong trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 12 Quy định về quản lý, sử dụng trang phục Viện kiểm sát nhân dân, Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận chức danh pháp lý ngành Kiểm sát ban hành kèm theo Quyết định 54/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 quy định như sau:
Trường hợp cấp, đổi và thu hồi phù hiệu, cấp hiệu, Giấy chứng minh và Giấy chứng nhận chức danh pháp lý
1. Phù hiệu, cấp hiệu hoặc Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận chức danh pháp lý bị mất hoặc bị hư hỏng, cán bộ, công chức, viên chức phải có bản tường trình và đề nghị cấp lại. Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ xem xét cấp lại sau khi cán bộ, công chức, viên chức có bản tường trình trong đó có xác nhận và đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, Kiểm sát viên, Điều tra viên và Kiểm tra viên các cấp được bổ nhiệm vào ngạch, chức danh cao hơn hoặc thấp hơn ngạch, chức danh đang giữ; được điều động công tác từ Viện kiểm sát nhân dân địa phương này đến Viện kiểm sát nhân dân địa phương khác, từ Viện kiểm sát quân sự này đến Viện kiểm sát quân sự khác (không cùng cấp, sang tỉnh hoặc quân khu, quân chủng khác), từ Viện kiểm sát nhân dân địa phương đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao và ngược lại, phải nộp lại Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận chức danh pháp lý đang giữ và được đổi Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận chức danh pháp lý mới theo ngạch, chức danh được bổ nhiệm.
3. Đối với cán bộ, công chức, viên chức khi chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị thuộc ngành khác hoặc miễn nhiệm phải nộp lại phù hiệu, cấp hiệu, Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận chức danh pháp lý cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương, thủ trưởng đơn vị nơi mình công tác khi có quyết định.
4. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, Kiểm sát viên, Điều tra viên và Kiểm tra viên được nghỉ hưu theo chế độ phải nộp lại Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận chức danh pháp lý cho Viện kiểm sát nhân dân địa phương, đơn vị nơi mình công tác khi nhận quyết định.
5. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, Kiểm sát viên, Điều tra viên và Kiểm tra viên bị cách chức danh hoặc buộc thôi việc phải nộp lại phù hiệu, cấp hiệu, Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận chức danh pháp lý cho Viện kiểm sát địa phương, đơn vị nơi mình công tác khi có quyết định cách chức hoặc buộc thôi việc.
6. Cán bộ, công chức, viên chức khác không giữ chức danh pháp lý bị buộc thôi việc phải nộp lại phù hiệu, cấp hiệu cho Viện kiểm sát nhân dân địa phương, đơn vị nơi mình công tác khi có quyết định buộc thôi việc.
Theo quy định, Giấy chứng minh chức danh pháp lý ngành Kiểm sát bị mất, viên chức phải có bản tường trình và đề nghị cấp lại.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ xem xét cấp lại Giấy chứng minh chức danh pháp lý ngành Kiểm sát cho sau khi viên chức có bản tường trình trong đó có xác nhận và đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viên chức khi mất Giấy chứng minh chức danh pháp lý ngành Kiểm sát phải trình báo ngay cho cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Giấy chứng minh chức danh pháp lý trong ngành Kiểm sát gồm những giấy tờ gì?
Theo khoản 2 Điều 5 Quy định về quản lý, sử dụng trang phục Viện kiểm sát nhân dân, Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận chức danh pháp lý ngành Kiểm sát ban hành kèm theo Quyết định 54/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 quy định như sau:
Giấy chứng minh và Giấy chứng nhận chức danh pháp lý ngành Kiểm sát
1. Giấy chứng minh chức danh pháp lý trong ngành Kiểm sát gồm: Giấy chứng minh Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp;
2. Giấy chứng nhận chức danh pháp lý trong ngành Kiểm sát gồm: Giấy chứng nhận Thủ trưởng, Phó thủ trưởng, Điều tra viên Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương; Giấy chứng nhận Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp.
Theo quy định Giấy chứng minh chức danh pháp lý trong ngành Kiểm sát gồm: Giấy chứng minh Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?