Viên chức được bổ nhiệm chức danh thẩm kế viên hạng 1 cần có trình độ đại học chuyên ngành gì trở lên?
Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của viên chức được bổ nhiệm chức danh thẩm kế viên 1 thế nào?
Theo Điều 3 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BXD-BNV quy định như sau:
Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành xây dựng
1. Có tinh thần trách nhiệm, luôn tuân thủ pháp luật; luôn thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
2. Trung thực, khách quan, thẳng thắn, trách nhiệm, tận tụy, sáng tạo, đóng góp trí tuệ, tài năng vào sự nghiệp phát triển ngành xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; có phương pháp làm việc khoa học; giữ bí mật quốc gia.
Như vậy, viên chức được bổ nhiệm chức danh thẩm kế viên hạng 1 cần đáp ứng những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp sau đây:
- Có tinh thần trách nhiệm, luôn tuân thủ pháp luật; luôn thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
- Trung thực, khách quan, thẳng thắn, trách nhiệm, tận tụy, sáng tạo, đóng góp trí tuệ, tài năng vào sự nghiệp phát triển ngành xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; có phương pháp làm việc khoa học; giữ bí mật quốc gia.
Viên chức được bổ nhiệm chức danh thẩm kế viên hạng 1 cần có trình độ đại học chuyên ngành gì trở lên?
Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BXD-BNV quy định như sau:
Thẩm kế viên hạng I - V.04.02.04
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có trình độ đại học chuyên ngành kiến trúc hoặc xây dựng trở lên phù hợp với phạm vi thực hiện nhiệm vụ.
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên hạng I.
...
Theo quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức được bổ nhiệm chức danh thẩm kế viên hạng 1 như sau:
- Có trình độ đại học chuyên ngành kiến trúc hoặc xây dựng trở lên phù hợp với phạm vi thực hiện nhiệm vụ.
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên;
- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên hạng 1.
Như vậy, viên chức được bổ nhiệm chức danh thẩm kế viên hạng 1 cần có trình độ đại học chuyên ngành kiến trúc hoặc xây dựng trở lên phù hợp với phạm vi thực hiện nhiệm vụ.
Viên chức được bổ nhiệm chức danh thẩm kế viên hạng 1 cần có trình độ đại học chuyên ngành gì trở lên? (Hình từ Internet)
Viên chức được bổ nhiệm chức danh thẩm kế viên hạng 1 thực hiện nhiệm vụ gì?
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BXD-BNV quy định như sau:
Thẩm kế viên hạng I - V.04.02.04
1. Nhiệm vụ
a) Chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Chủ trì tổ chức biên soạn, hệ thống hóa tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình;
c) Chủ trì nghiên cứu đề xuất các phương án đầu tư khoa học công nghệ, vật liệu xây dựng mới và chế độ quản lý kỹ thuật trong xây dựng công trình phù hợp với tình hình, đặc điểm và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước và từng địa phương;
d) Chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế các cấp công trình; chủ nhiệm lập hoặc thẩm định, thẩm tra tất cả các nhóm dự án;
đ) Tổ chức nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phát triển, nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng;
e) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ và tương đương trong công trình xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng;
g) Chủ trì chuẩn bị nội dung cho các cuộc hội thảo chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài nước;
h) Chủ trì biên soạn, biên tập các tài liệu, giáo trình hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong xây dựng công trình; tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các chức danh thẩm kế viên hạng thấp hơn.
...
Như vậy, viên chức được bổ nhiệm chức danh thẩm kế viên hạng 1 thực hiện nhiệm vụ sau đây:
- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Chủ trì tổ chức biên soạn, hệ thống hóa tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình;
- Chủ trì nghiên cứu đề xuất các phương án đầu tư khoa học công nghệ, vật liệu xây dựng mới và chế độ quản lý kỹ thuật trong xây dựng công trình phù hợp với tình hình, đặc điểm và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước và từng địa phương;
- Chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế các cấp công trình; chủ nhiệm lập hoặc thẩm định, thẩm tra tất cả các nhóm dự án;
- Tổ chức nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phát triển, nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ và tương đương trong công trình xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Chủ trì chuẩn bị nội dung cho các cuộc hội thảo chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài nước;
- Chủ trì biên soạn, biên tập các tài liệu, giáo trình hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong xây dựng công trình; tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các chức danh thẩm kế viên hạng thấp hơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?