Việc yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã có bắt buộc phải có người trong cộng đồng dân cư chứng kiến hay không?
- Người có hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình khi đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng có phải cần sự đồng ý của người bị bạo lực không?
- Việc yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã có bắt buộc phải có người trong cộng đồng dân cư chứng kiến hay không?
- Người có hành vi bạo lực gia đình có phải có trách nhiệm kịp thời đưa người bị bạo lực gia đình đi cấp cứu, điều trị hay không?
Người có hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình khi đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng có phải cần sự đồng ý của người bị bạo lực không?
Căn cứ tại Điều 21 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 về sử dụng âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình cụ thể như sau:
Sử dụng âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình
1. Người có âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình có quyền cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết vụ việc bạo lực gia đình.
2. Việc sử dụng âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình trong quá trình giải quyết vụ việc bạo lực gia đình và đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng, internet phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, người có âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình khi đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Việc yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã có bắt buộc phải có người trong cộng đồng dân cư chứng kiến hay không?
Việc yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã có bắt buộc phải có người trong cộng đồng dân cư chứng kiến hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 2 Điều 24 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 về yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình cụ thể như sau:
Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình
1. Khi được phân công giải quyết vụ việc, Trưởng Công an xã có quyền yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình để làm rõ thông tin, giải quyết vụ việc trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị bạo lực gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc;
b) Khi có căn cứ cho rằng hành vi bạo lực gia đình đã hoặc có thể tiếp tục gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
2. Việc yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã phải được lập biên bản và có người trong cộng đồng dân cư chứng kiến.
3. Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình không chấp hành yêu cầu thì Công an xã được sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật để đưa người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã.
Như vậy, việc yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã phải được lập biên bản và có người trong cộng đồng dân cư chứng kiến.
Lưu ý: Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình không chấp hành yêu cầu thì Công an xã được sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật để đưa người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã.
Người có hành vi bạo lực gia đình có phải có trách nhiệm kịp thời đưa người bị bạo lực gia đình đi cấp cứu, điều trị hay không?
Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 10 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Trách nhiệm của người có hành vi bạo lực gia đình
1. Người có hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm sau đây:
a) Chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;
b) Chấp hành yêu cầu, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Kịp thời đưa người bị bạo lực gia đình đi cấp cứu, điều trị. Chăm sóc người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình từ chối;
d) Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra cho người bị bạo lực gia đình, người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình và tổ chức, cá nhân khác.
Như vậy, người có hành vi bạo lực gia đình phải có trách nhiệm kịp thời đưa người bị bạo lực gia đình đi cấp cứu, điều trị.
Ngoài ra, phải chăm sóc người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình từ chối.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trọn bộ 11 Phụ lục Nghị định 175 thay thế Nghị định 15 về quản lý hoạt động xây dựng file word?
- Giới thiệu một bộ phim mà em yêu thích? Viết bài văn giới thiệu một bộ phim mà em yêu thích? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Xây dựng Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia từ ngày 1/7/2025 theo Luật Dữ liệu 2024 quy định như thế nào?
- Ngày 26 12 âm là bao nhiêu dương? 26 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 26 tháng Chạp được nghỉ Tết chưa?
- Mức thu lệ phí trước bạ ô tô 2025 là bao nhiêu? Đối tượng nào phải nộp lệ phí trước bạ ô tô?