Việc xuất, nhập, tồn chứa xăng dầu tại các kho, cảng gồm những hoạt động gì? Mức rủi ro chấp nhận được cho các hoạt động này như thế nào?

Cho tôi hỏi, việc xuất, nhập, tồn chứa xăng dầu tại các kho, cảng gồm những hoạt động gì? Hoạt động xuất, nhập, tồn chứa xăng dầu tại các kho, cảng có phải đánh giá định lượng rủi ro không? Mức rủi ro chấp nhận được cho các hoạt động xuất, nhập xăng dầu, tồn chứa xăng dầu như thế nào? Nội dung câu hỏi của anh Bảo Huy tại Đà Nẵng.

Việc xuất, nhập, tồn chứa xăng dầu tại các kho, cảng gồm những hoạt động gì?

Căn cứ theo Điều 9 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2012/BCT quy định về các hoạt động xuất, nhập, tồn chứa dầu, khí, sản phẩm dầu, khí và xăng dầu tại các kho, cảng như sau:

Các hoạt động xuất, nhập, tồn chứa dầu, khí, sản phẩm dầu, khí và xăng dầu tại các kho, cảng
Các hoạt động xuất, nhập, tồn chứa dầu, khí, sản phẩm dầu, khí và xăng dầu tại các kho, cảng bao gồm:
1. Hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải, dỡ bỏ các công trình kho, cảng hoặc cụm kho, cảng xuất, nhập, tồn chứa dầu, khí, sản phẩm dầu, khí và xăng dầu;
2. Hoạt động xuất, nhập dầu, khí, sản phẩm dầu, khí và xăng dầu.

Theo đó, các hoạt động xuất, nhập, tồn chứa xăng dầu tại các kho, cảng bao gồm:

- Hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải, dỡ bỏ các công trình kho, cảng hoặc cụm kho, cảng xuất, nhập, tồn chứa xăng dầu;

- Hoạt động xuất, nhập xăng dầu.

xăng dầu

Mức rủi ro chấp nhận được cho các hoạt động xuất, nhập xăng dầu, tồn chứa xăng dầu như thế nào? (Hình từ Internet)

Hoạt động tồn chứa xăng dầu tại các kho, cảng có phải đánh giá định lượng rủi ro không?

Căn cứ theo Điều 13 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2012/BCT quy định về đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động xăng dầu như sau:

Quy định về đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động xăng dầu
Các hoạt động xăng dầu phải đánh giá định lượng rủi ro, bao gồm:
1. Hoạt động vận chuyển xăng dầu bằng đường ống theo áp suất vận hành tối đa cho phép:
a) Đường ống vận chuyển cấp 1: Áp suất bằng hoặc lớn hơn 60 bar;
b) Đường ống vận chuyển cấp 2: Áp suất từ 19 bar đến nhỏ hơn 60 bar.
2. Hoạt động pha chế xăng dầu.
3. Hoạt động tồn chứa xăng dầu tại các kho
Kho chứa xăng dầu có dung tích bằng hoặc lớn hơn 50.000 m3 (Kho cấp 1 và cấp 2).
4. Hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải các công trình xăng dầu được quy định từ khoản 1 đến khoản 3 Điều này.

Theo khoản 4 Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2012/BCT giải thích thì Đánh giá định lượng rủi ro là việc phân tích, tính toán tần suất và hậu quả của sự cố dựa trên các phương pháp, dữ liệu đã được công bố và thừa nhận rộng rãi trên thế giới.

Các hoạt động xăng dầu phải đánh giá định lượng rủi ro, bao gồm:

- Hoạt động vận chuyển xăng dầu bằng đường ống theo áp suất vận hành tối đa cho phép:

+ Đường ống vận chuyển cấp 1: Áp suất bằng hoặc lớn hơn 60 bar;

+ Đường ống vận chuyển cấp 2: Áp suất từ 19 bar đến nhỏ hơn 60 bar.

- Hoạt động pha chế xăng dầu.

- Hoạt động tồn chứa xăng dầu tại các kho

Kho chứa xăng dầu có dung tích bằng hoặc lớn hơn 50.000 m3 (Kho cấp 1 và cấp 2).

- Hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải các công trình xăng dầu được quy định đối với các hoạt động trên.

Như vậy, hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải các công trình xăng dầu và hoạt động tồn chứa xăng dầu phải đánh giá định lượng rủi ro theo quy định trên.

Mức rủi ro chấp nhận được cho các hoạt động xuất, nhập xăng dầu, tồn chứa xăng dầu như thế nào?

Căn cứ theo Điều 22 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2012/BCT quy định về mức rủi ro chấp nhận được cho các hoạt động xuất, nhập, tồn chứa dầu, khí, sản phẩm dầu, khí và xăng dầu tại các trạm, kho cảng, nơi tồn chứa như sau:

Quy định về mức rủi ro chấp nhận được cho các hoạt động xuất, nhập, tồn chứa dầu, khí, sản phẩm dầu, khí và xăng dầu tại các trạm, kho cảng, nơi tồn chứa.
1. Đối với người thuộc Nhóm I
a) Mức rủi ro được chấp nhận cao nhất: 1.00E-03;
b) Mức rủi ro đương nhiên được chấp nhận: 1.00E-06.
2. Đối với người thuộc Nhóm III
a) Mức rủi ro được chấp nhận cao nhất: 5.00E-05;
b) Mức rủi ro đương nhiên được chấp nhận: 1.00E-06.

Trong đó, theo khoản 7, khoản 8 Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2012/BCT quy định:

Người thuộc Nhóm I: Là những người làm việc thường xuyên tại công trình.
Người thuộc Nhóm III: Là những người không làm việc tại công trình nhưng có mặt xung quanh công trình.

Như vậy, mức rủi ro chấp nhận được cho các hoạt động xuất, nhập xăng dầu, tồn chứa xăng dầu như sau:

- Đối với người làm việc thường xuyên tại công trình:

+ Mức rủi ro được chấp nhận cao nhất: 1.00E-03;

+ Mức rủi ro đương nhiên được chấp nhận: 1.00E-06.

- Đối với người không làm việc tại công trình nhưng có mặt xung quanh công trình:

+ Mức rủi ro được chấp nhận cao nhất: 5.00E-05;

+ Mức rủi ro đương nhiên được chấp nhận: 1.00E-06.

Xăng dầu Tải trọn bộ các quy định về Xăng dầu hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu?
Đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu như thế nào?
Pháp luật
Đề xuất không tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trong năm 2023? Tiếp tục duy trì mức thuế bảo vệ môi trường 1.000 đồng/lít đối với xăng?
Pháp luật
Chính thức: Thuế bảo vệ môi trường 2023 đối với xăng dầu không tăng trở về mức kịch khung mà chỉ ở mức 2.000 đồng/lít?
Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03 : 2014/BCT về trang thiết bị, phụ trợ và phương tiện kho xăng dầu ra sao?
Pháp luật
Mẫu báo cáo lượng xăng dầu đưa vào, đưa ra kho ngoại quan xăng dầu mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024?
Pháp luật
Kinh doanh xăng dầu phải đóng các loại thuế nào? Kinh doanh xăng dầu có bắt buộc phải đóng thuế bảo vệ môi trường không?
Pháp luật
Cập nhật giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Hành vi “găm” xăng dầu chờ tăng giá trong tình hình có biến động bất thường như hiện nay có bị xử phạt hay không?
Pháp luật
Điều kiện trở thành tổng đại lý kinh doanh xăng dầu là gì? Thủ tục đăng ký giấy chứng nhận kinh doanh ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xăng dầu
3,102 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xăng dầu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xăng dầu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào