Việc xử lý vũ khí quân dụng không còn giá trị sử dụng sẽ do cơ quan nào ra quyết định? Vũ khí quân dụng không còn giá trị sử dụng được xử lý theo các hình thức nào?
Việc xử lý vũ khí quân dụng không còn giá trị sử dụng sẽ do cơ quan nào ra quyết định?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 16/2018/TT-BCA (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 21/2019/TT-BCA) quy định về việc phân loại vũ khi như sau:
Phân loại vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
1. Thẩm quyền phân loại
a) Cục Trang bị và kho vận có trách nhiệm phân loại vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ do Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội và các đơn vị thuộc Bộ Công an chuyển giao;
b) Phòng Hậu cần Công an cấp tỉnh có trách nhiệm phân loại vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ do Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh và các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Công an cấp tỉnh chuyển giao.
2. Xử lý vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ sau khi thu hồi, phân loại được thực hiện như sau:
a) Đối với vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ còn giá trị sử dụng thì Cục Trang bị và kho vận báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an quyết định đưa vào sử dụng; Phòng Hậu cần Công an cấp tỉnh đề xuất Giám đốc Công an cấp tỉnh báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an quyết định cho phép đưa vào sử dụng;
b) Đối với vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ không còn giá trị sử dụng thì đề xuất thanh lý, tiêu hủy theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.
Theo quy định thì đối với vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ không còn giá trị sử dụng thì cơ quan có thẩm Cục Trang bị và kho vận báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an quyết định đưa vào sử dụng;
Phòng Hậu cần Công an cấp tỉnh đề xuất Giám đốc Công an cấp tỉnh báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an quyết định cho phép đưa vào sử dụng.
Như vậy, đối với việc xử lý vũ khí không còn giá trị sử dung thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử lý là Bộ trưởng Bộ Công an và Phòng Hậu cần Công an cấp tỉnh.
Việc xử lý vũ khí quân dụng không còn giá trị sử dụng sẽ do cơ quan nào ra quyết định? (Hình từ Internet)
Vũ khí quân dụng không còn giá trị sử dụng được cơ quan có thẩm quyền xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 16/2018/TT-BCA (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 21/2019/TT-BCA) quy định về thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ như sau:
Thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
1. Thẩm quyền quyết định thanh lý, tiêu hủy
a) Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thanh lý, tiêu hủy vũ khí quân dụng, vật liệu nổ quân dụng, vũ khí thể thao;
b) Cục Trang bị và kho vận, Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định thanh lý, tiêu hủy vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ thuộc phạm vi quản lý.
2. Trình tự, thủ tục thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị vũ trang nhân dân.
Đối với những vũ khí quân dụng không còn giá trị sử dụng thì Bộ trưởng Bộ Công an, Cục Trang bị và kho vận, Giám đốc Công an cấp tỉnh sẽ ra quyết định thanh lý hoặc tiêu hủy đối với vũ khí.
Trình tự, thủ tục thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị vũ trang nhân dân.
Kinh phí được dùng cho việc xử lý vũ khí quân dụng không còn giá trị sử dụng được lấy từ những nguồn nào?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 16/2018/TT-BCA (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 21/2019/TT-BCA) quy định về kinh phí bảo đảm cho việc phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ như sau:
Kinh phí bảo đảm cho việc phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
1. Kinh phí phục vụ việc phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ quân dụng và công cụ hỗ trợ được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của Bộ Công an để chi cho các nội dung sau đây:
a) Xây dựng kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ quân dụng và công cụ hỗ trợ sau khi thu hồi; mua sắm phương tiện, thiết bị phục vụ công tác phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ quân dụng và công cụ hỗ trợ;
b) Hoạt động và duy trì hoạt động thường xuyên của các lực lượng thực hiện công tác phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quân khí.
2. Cục Trang bị và kho vận, Công an cấp tỉnh có trách nhiệm lập dự trù kinh phí hằng năm phục vụ việc phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ quân dụng và công cụ hỗ trợ của đơn vị, địa phương mình gửi Cục Kế hoạch và tài chính thẩm định, báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định.
Từ quy định trên thì kinh phí được dùng cho việc xử lý vũ khí quân dụng không còn giá trị sử dụng được lấy từ ngân sách nhà nước hằng năm của Bộ Công an.
Cục Trang bị và kho vận, Công an cấp tỉnh có trách nhiệm lập dự trù kinh phí hằng năm phục vụ việc phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ quân dụng và công cụ hỗ trợ của đơn vị, địa phương mình gửi Cục Kế hoạch và tài chính thẩm định, báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?