Việc xử lý trách nhiệm trong thi hành án hành chính được thực hiện theo nguyên tắc nào? Người được thi hành án hành chính có những quyền và nghĩa vụ nào?
Việc xử lý trách nhiệm trong thi hành án hành chính được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 71/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện trình tự, thủ tục và xử lý trách nhiệm trong thi hành án hành chính như sau:
Nguyên tắc thực hiện trình tự, thủ tục và xử lý trách nhiệm trong thi hành án hành chính
1. Chấp hành nghiêm bản án, quyết định của Tòa án, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Người được thi hành án, người phải thi hành án bình đẳng trước pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính đều phải được xử lý kịp thời, khách quan, nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.
3. Xác định trách nhiệm của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân là người phải thi hành án, cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án trong thi hành án hành chính.
Theo quy định trên, việc xử lý trách nhiệm trong thi hành án hành chính được thực hiện theo nguyên tắc chấp hành nghiêm bản án, quyết định của Tòa án, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Đồng thời người được thi hành án, người phải thi hành án bình đẳng trước pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính đều phải được xử lý kịp thời, khách quan, nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.
Và xác định trách nhiệm của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân là người phải thi hành án, cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án trong thi hành án hành chính.
Thi hành án hành chính (Hình từ Internet)
Người được thi hành án hành chính có những quyền nào?
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 71/2016/NĐ-CP quy định về quyền của người được thi hành án như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án
1. Người được thi hành án có các quyền theo quy định của Luật tố tụng hành chính và các quyền sau đây:
a) Yêu cầu người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính, Nghị định này và pháp luật có liên quan;
b) Yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích những điểm chưa rõ, đính chính sai sót trong bản án, quyết định để thi hành;
c) Được thông báo về thi hành án;
d) Đề nghị Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành án hành chính khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án;
đ) Đề nghị người đứng đầu, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo và xem xét xử lý trách nhiệm đối với người phải thi hành án, người đứng đầu của người phải thi hành án trong trường hợp chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật;
e) Đề nghị cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm theo dõi việc thi hành án hành chính theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;
g) Khiếu nại, tố cáo về thi hành án hành chính;
h) Ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
...
Theo đó, người được thi hành án hành chính có những quyền được quy định tại khoản 1 Điều 5 nêu trên.
Trong đó có quyền yêu cầu người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính, Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Nghĩa vụ của người được thi hành án hành chính được quy định thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 71/2016/NĐ-CP về nghĩa vụ của người được thi hành án như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án
...
2. Người được thi hành án có các nghĩa vụ theo quy định của Luật tố tụng hành chính và các nghĩa vụ sau đây:
a) Thi hành bản án, quyết định của Tòa án;
b) Thông báo cho người phải thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú;
c) Thông báo kết quả thi hành án cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp và cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm trong trường hợp người được thi hành án là cơ quan.
Như vậy, nghĩa vụ của người được thi hành án hành chính là thi hành bản án, quyết định của Tòa án; thông báo cho người phải thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú.
Đồng thời người này có nghĩa vụ thông báo kết quả thi hành án cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp và cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm trong trường hợp người được thi hành án là cơ quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?