Việc xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú được thực hiện qua bao nhiêu cấp Hội đồng?
Việc xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú được thực hiện qua bao nhiêu cấp Hội đồng?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 89/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 40/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”
Việc xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” được thực hiện qua 3 cấp Hội đồng như sau:
1. Hội đồng cấp cơ sở tại đơn vị nghệ thuật cơ sở do người đứng đầu đơn vị thành lập bao gồm: Nhà hát, Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc các Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Học viện, trường đào tạo nghệ thuật, hãng phim thuộc các Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng nghiên cứu, đào tạo, sáng tạo nghệ thuật; Cục Điện ảnh, Cục Nghệ thuật biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Cục công tác Đảng và công tác chính trị thuộc Bộ Công an; Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam thuộc Bộ Quốc phòng; cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đài Phát thanh, Đài Truyền hình, Đài Phát thanh - Truyền hình cấp tỉnh.
2. Hội đồng cấp Bộ tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do các Bộ trưởng thành lập; tại Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam do Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam thành lập hoặc Hội đồng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập.
3. Hội đồng cấp Nhà nước thực hiện qua hai bước:
a) Bước 1: Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập theo từng lĩnh vực nghệ thuật: Âm nhạc, Điện ảnh, Sân khấu, Múa, Phát thanh, Truyền hình;
b) Bước 2: Hội đồng cấp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Như vậy Việc xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú được thực hiện qua 03 cấp Hội đồng gồm:
- Hội đồng cấp cơ sở;
- Hội đồng cấp Bộ;
- Hội đồng cấp Nhà nước.
Nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú
Khi xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú thì Hội đồng các cấp bỏ phiếu kín hay công khai?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 89/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 40/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng các cấp
1. Hội đồng được thành lập theo từng đợt xét tặng và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Cá nhân đang là đối tượng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” không tham gia các cấp Hội đồng.
3. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, công khai và bỏ phiếu kín.
4. Hội đồng tổ chức phiên họp khi có mặt ít nhất 90% thành viên Hội đồng, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền.
5. Hội đồng xem xét, đánh giá về từng cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Nghị định này.
6. Hội đồng cấp trên chỉ tiếp nhận và xem xét các hồ sơ do Hội đồng cấp dưới trình theo thủ tục quy định tại các Điều 14, 15 và 16 của Nghị định này.
Như vậy khi xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú thì Hội đồng các cấp sẽ thực hiện việc bỏ phiếu kín.
Hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú được nộp tại cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 13 Nghị định 89/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 40/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”
...
2. Cá nhân hoạt động nghệ thuật tại các đơn vị nghệ thuật cơ sở gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến đơn vị nghệ thuật cơ sở nơi cá nhân đó công tác theo thời gian quy định trong Kế hoạch.
3. Cá nhân hoạt động nghệ thuật tự do gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cá nhân đó cư trú theo thời gian nêu trong Kế hoạch.
Như vậy hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú được nộp theo 02 trường hợp sau:
- Nếu là cá nhân hoạt động nghệ thuật tại các đơn vị nghệ thuật cơ sở thì nộp đến đơn vị nghệ thuật cơ sở nơi cá nhân đó công tác.
- Nếu cá nhân hoạt động nghệ thuật tự do thì nộp đến cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cá nhân đó cư trú.
Cả 02 trường hợp trên đều nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định trực tiếp hoặc qua đường bưu điện theo thời gian nêu trong Kế hoạch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?