Việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý được căn cứ vào đâu?
- Việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý được căn cứ vào đâu?
- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm xác định, phân tích vấn đề giới trong trợ giúp pháp lý như thế nào?
- Nội dung lồng ghép giới trong xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý gồm những gì?
Việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý được căn cứ vào đâu?
Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 11/2014/TT-BTP quy định như sau:
Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý
1. Căn cứ kết quả xác định, phân tích vấn đề giới theo quy định tại Điều 8 Thông tư này, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý thông qua việc lồng ghép trong Kế hoạch công tác trợ giúp pháp lý hàng năm và các chương trình, kế hoạch khác.
...
Căn cứ trên quy định căn cứ kết quả xác định, phân tích vấn đề giới theo quy định tại Điều 8 Thông tư này, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý thông qua việc lồng ghép trong Kế hoạch công tác trợ giúp pháp lý hàng năm và các chương trình, kế hoạch khác.
Căn cứ vào đâu để xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý? (Hình từ Internet)
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm xác định, phân tích vấn đề giới trong trợ giúp pháp lý như thế nào?
Theo Điều 8 Thông tư 11/2014/TT-BTP quy định về việc xác định, phân tích vấn đề giới trong trợ giúp pháp lý như sau:
- Khi xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch trợ giúp pháp lý hàng năm hoặc triển khai hoạt động trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm xác định, phân tích vấn đề giới và đề ra các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý.
- Nội dung xác định, phân tích vấn đề giới trong trợ giúp pháp lý bao gồm:
+ Phân tích cơ cấu nam, nữ trong đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý và chất lượng nguồn nhân lực thực hiện trợ giúp pháp lý;
+ Phân tích cơ cấu nam, nữ trong tổng số vụ việc, tổng số người được trợ giúp pháp lý và trong các vụ việc quy định tại Điều 12 Thông tư này;
+ Phân tích khả năng dẫn đến bất bình đẳng giới, sự phân biệt đối xử về giới trong trợ giúp pháp lý hoặc những hoạt động cản trở việc thực hiện quyền được trợ giúp pháp lý của nam và nữ (nếu có);
+ Xác định vấn đề giới, nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng giới, sự phân biệt đối xử về giới trong trợ giúp pháp lý hoặc những hoạt động cản trở việc thực hiện quyền được trợ giúp pháp lý của nam và nữ.
Nội dung lồng ghép giới trong xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 11/2014/TT-BTP quy định như sau:
Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý
...
2. Nội dung lồng ghép giới trong xây dựng và thực hiện Kế hoạch bao gồm:
a) Công tác thông tin, truyền thông về quyền của người được trợ giúp pháp lý liên quan đến bình đẳng giới; về phòng, chống bạo lực gia đình; về phòng, chống nạn mua bán người; phòng, chống xâm hại tình dục;
b) Xây dựng cơ cấu tổ chức và đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý phù hợp với quy định tại Điều 6 Thông tư này;
c) Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức mình;
d) Thu hút sự tham gia của cả nam và nữ trong việc xây dựng Kế hoạch trợ giúp pháp lý và trong việc theo dõi, đánh giá, giám sát, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch đó;
đ) Xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý phù hợp với đặc điểm của tổ chức mình;
e) Xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; sự phối hợp giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tổ chức thực hiện và nguồn lực bảo đảm thực hiện Kế hoạch sau khi được phê duyệt.
Theo đó, nội dung lồng ghép giới trong xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý gồm:
- Công tác thông tin, truyền thông về quyền của người được trợ giúp pháp lý liên quan đến bình đẳng giới; về phòng, chống bạo lực gia đình; về phòng, chống nạn mua bán người; phòng, chống xâm hại tình dục;
- Xây dựng cơ cấu tổ chức và đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý phù hợp với quy định tại Điều 6 Thông tư 11/2014/TT-BTP;
- Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức mình;
- Thu hút sự tham gia của cả nam và nữ trong việc xây dựng Kế hoạch trợ giúp pháp lý và trong việc theo dõi, đánh giá, giám sát, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch đó;
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý phù hợp với đặc điểm của tổ chức mình;
- Xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; sự phối hợp giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tổ chức thực hiện và nguồn lực bảo đảm thực hiện Kế hoạch sau khi được phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?