Việc xây dựng chiến lược kiểm tra hậu mại mỹ phẩm cần căn cứ vào những yếu tố nào? Địa điểm kiểm tra hậu mại mỹ phẩm là ở đâu?
Việc xây dựng chiến lược kiểm tra hậu mại mỹ phẩm cần căn cứ vào những yếu tố nào?
Dựa theo Tài liệu hướng dẫn của ASEAN về kiểm tra giám sát hậu mại mỹ phẩm được quy định tại Phụ lục số 08-MP ban hành kèm theo Thông tư 06/2011/TT-BYT thì:
Việc xây dựng chiến lược kiểm tra hậu mại mỹ phẩm cần căn cứ vào một số yếu tố sau:
(i) Dạng sản phẩm: Việc lấy mẫu mỹ phẩm kiểm tra hậu mại cần tập trung vào một số nhóm sản phẩm sau:
- Sản phẩm làm trắng da.
- Phần rôm (bột Talc) hoặc các sản phẩm có chứa khoáng chất.
- Sản phẩm dùng cho mắt, môi.
- Sản phẩm nhuộm tóc, đặc biệt là các sản phẩm xuất xứ từ các nước vẫn cho phép sử dụng một số chất nhuộm nằm trong danh mục các chất cấm sử dụng trong mỹ phảm (Annex II).
- Sản phẩm dành cho trẻ em hoặc phụ nữ có thai.
(ii) Nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm: Cần chú ý các sản phẩm có xuất xứ:
- Từ các nước mà luật khác so với các nước ASEAN.
- Các nước có tiền sử về các sản phẩm không đạt quy định.
(iii) Công ty, nhãn hàng:
- Dựa vào dữ liệu về tiền sử vi phạm.
- Chú ý các công ty ít tên tuổi, chưa được biết tới.
(iv) Thành phần:
- Chú ý những nguyên liệu có nguy cơ có thể chứa một số tạp chất gây độc như kim loại nặng, amiăng.
- Một số nguyên liệu có nguy cơ có thể chứa một số tạp chất không được phép ví dụ như TEA độ tinh khiết phải trên 99% (hàm lượng tối đa DEA là 0,5%) hoặc các tạp chất có thể có tương tác với các thành phần khác như tác nhân nitro hoá (các Nitrit trong nước).
Việc xây dựng chiến lược kiểm tra hậu mại mỹ phẩm cần căn cứ vào những yếu tố nào? (Hình từ Internet)
Địa điểm kiểm tra hậu mại mỹ phẩm là ở đâu?
Căn cứ tại Điều 44 Thông tư 06/2011/TT-BYT về thứ tự ưu tiên trong kiểm tra giám sát hậu mại mỹ phẩm:
Theo đó, việc kiểm tra, thanh tra giám sát hậu mại mỹ phẩm cần tập trung tại các đơn vị nhập khẩu, phân phối, sản xuất.
Cụ thể, theo Tài liệu hướng dẫn của ASEAN về kiểm tra giám sát hậu mại mỹ phẩm được quy định tại Phụ lục số 08-MP ban hành kèm theo Thông tư 06/2011/TT-BYT thì:
Cơ quan quản lý cần lập danh sách các kênh phân phối, đảm bảo không bỏ qua bất kỳ một địa điểm nào.
Việc kiểm tra giám sát hậu mại mỹ phẩm cần tập trung nơi đầu nguồn (các đơn vị đầu mối nhập khẩu, phân phối, sản xuất).
Ngoài ra, có thể kiểm tra tại các địa điểm:
- Cửa hàng mỹ phẩm;
- Cửa hàng ở các trung tâm thương mại;
- Nhà thuốc;
- Chợ bình dân;
- Dịch vụ làm đẹp;
- Phòng khám da liễu,...
- Cơ sở sản xuất không tuân thủ CGMP: căn cứ vào mức độ ảnh hưởng đến chất lượng và tính an toàn của sản phẩm mà có thể yêu cầu doanh nghiệp có biện pháp khắc phục ngay hoặc cần khắc phục trong thời gian ngắn.
Lưu ý: Thứ tự ưu tiên trong việc kiểm tra giám sát hậu mại mỹ phẩm dựa vào loại sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, nhãn hàng, thương hiệu công ty, thành phần công thức.
Cơ quan kiểm tra chất lượng mỹ phẩm được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Thông tư 06/2011/TT-BYT về kiểm tra nhà nước về chất lượng mỹ phẩm:
Theo đó, cơ quan kiểm tra chất lượng mỹ phẩm được quy định như sau:
(i) Cơ quan kiểm tra chất lượng mỹ phẩm ở Trung ương là Cục Quản lý dược - Bộ Y tế.
Cục Quản lý dược chỉ đạo hệ thống kiểm nghiệm trên phạm vi toàn quốc.
Trong hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng mỹ phẩm, Cục Quản lý dược phối hợp với Thanh tra Bộ Y tế, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai và giám sát các hoạt động về hậu mại đối với các sản phẩm mỹ phẩm.
Trên cơ sở kết quả kiểm nghiệm mỹ phẩm của các cơ quan kiểm nghiệm nhà nước, Cục Quản lý dược - Bộ Y tế là cơ quan kết luận chất lượng mỹ phẩm trên phạm vi toàn quốc.
(ii) Cơ quan kiểm tra chất lượng mỹ phẩm ở địa phương là Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Sở Y tế các tỉnh, thành phố Trung ương tổ chức triển khai các hoạt động về hậu mại đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước, mỹ phẩm nhập khẩu lưu thông trên địa bàn và xử lý các vấn đề về chất lượng mỹ phẩm theo quy định của pháp luật. Theo dõi, thống kê tình hình quản lý chất lượng mỹ phẩm tại địa phương.
Kết luận chất lượng mỹ phẩm trên cơ sở kết quả kiểm nghiệm mỹ phẩm của cơ sở kiểm nghiệm nhà nước về mỹ phẩm tại địa phương.
Lưu ý: Thủ trưởng các cơ quan kiểm nghiệm chất lượng mỹ phẩm chịu trách nhiệm về kết luận kết quả kiểm tra chất lượng mỹ phẩm trước pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?