Việc xây dựng cảng cá cần đáp ứng những quy định gì về kỹ thuật? Cơ sở cảng cá cần thực hiện các chứng nhận nào về hợp quy?
Cảng cá được xây dựng nhằm những mục đích gì?
Căn cứ tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02-12:2009/BNNPTNT về cảng cá - điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, cảng cá được hiểu như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, cảng cá được hiểu là một công trình xây dựng chuyên dùng để tiếp nhận, bốc dỡ, bảo quản, xử lý, sơ chế nguyên liệu thuỷ sản cho các tàu đánh bắt, chế biến, thu mua, bảo quản và vận chuyển thuỷ sản.
Theo đó, cảng cá là một công trình được xây dựng nhằm các mục đích như: tiếp nhận, bốc dỡ, bảo quản, xử lý, sơ chế nguyên liệu thuỷ sản cho các tàu đánh bắt, chế biến, thu mua, bảo quản và vận chuyển thuỷ sản.
Việc xây dựng cảng cá cần đáp ứng những quy định gì về kỹ thuật? Cơ sở cảng cá cần thực hiện các chứng nhận nào về hợp quy? (Hình từ Internet)
Việc xây dựng cảng cá cần đáp ứng những quy định gì về kỹ thuật?
Căn cứ Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02-12:2009/BNNPTNT về cảng cá - điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, một số quy định về kỹ thuật cần đáp ứng đối với công trình xây dựng cảng cá cụ thể như sau:
QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
2.1. Địa điểm
Cảng cá phải được xây dựng ở những nơi đáp ứng các yêu cầu sau:
2.1.1. Có vị trí địa lý thuận tiện; có nguồn nước, nguồn điện bảo đảm cho yêu cầu hoạt động sản xuất và dịch vụ hậu cần nghề cá;
2.1.2. Cách biệt với khu dân cư và cách xa các nguồn gây nhiễm cho thuỷ sản;
2.1.3. Không bị ngập nước, đọng nước.
2.2. Bố trí mặt bằng
2.2.1. Việc bố trí mặt bằng cảng cá phải đảm bảo tránh được khả năng gây nhiễm cho thuỷ sản. Các khu vực bốc dỡ, xử lý, bảo quản và hệ thống đường giao thông vận chuyển nguyên liệu thuỷ sản phải tách biệt với các khu vực dịch vụ hậu cần khác tại cảng cá.
2.2.2. Các công trình tại cảng cá phải được bố trí hợp lý, thuận tiện cho các hoạt động cần thiết, đảm bảo không để ảnh hưởng đến chất lượng thuỷ sản.
2.3. Kết cấu công trình
2.3.1. Cầu tàu
a. Phải có kết cấu, kích thước phù hợp, thuận tiện cho hoạt động bốc dỡ, vận chuyển;
b. Được làm bằng vật liệu thích hợp và được bảo dưỡng thường xuyên;
c. Mặt cầu tàu phải phẳng, không trơn, chịu va đập, thoát nước tốt; dễ làm vệ sinh, khử trùng;
d. Các đường ống dẫn dầu, dẫn nước, dẫn điện đặt ở cầu tầu phải được bố trí gọn, an toàn.
2.3.2. Đường giao thông nội bộ cảng cá
a. Hệ thống đường giao thông trong khu vực cảng phải đảm bảo thuận tiện và an toàn cho hoạt động của cảng cá;
b. Bề mặt đường phải cứng, phẳng, không trơn, không đọng nước;
2.3.3. Khu tiếp nhận, xử lý nguyên liệu
a. Phải có mái che chắc chắn.
b. Nền nhà phải cứng, không ngấm nước, không trơn, dễ làm sạch, dễ khử trùng, có độ nghiêng phù hợp bảo đảm dễ dàng cho việc thoát nước và có hệ thống thoát nước thải hợp vệ sinh.
c. Phải có hệ thống vòi nước, bồn chứa nước phù hợp đặt ở những nơi cần thiết, thuận tiện cho việc xử lý thuỷ sản;
d. Thùng chứa phế thải phải có nắp đậy kín, làm bằng vật liệu không ngấm nước, không gỉ, dễ làm vệ sinh.
2.3.4. Kho lạnh bảo quản
a. Nếu cảng cá có kho lạnh đông thì vật liệu làm kho phải đảm bảo cách nhiệt tốt, bền, nhẵn, không ngấm nước, không gỉ; có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ kho và được lắp đặt đúng cách; kho trang bị máy lạnh đủ công suất để bảo đảm nhiệt độ của toàn bộ sản phẩm phải đạt – 18oC, hoặc thấp hơn;
b. Kho mát chứa nguyên liệu thuỷ sản phải có kết cấu vững chắc, có bề mặt nhẵn, không thấm nước, dễ làm vệ sinh; được thiết kế và bảo trì sao cho không gây ra các biến đổi vật lý, sinh học, hoá học có thể ảnh hưởng đến an toàn và độ tươi của nguyên liệu;
c. Kho bảo quản nước đá phải có bề mặt nhẵn không thấm nước, cách nhiệt tốt, dễ làm vệ sinh, bố trí và kết cấu tránh được khả năng lây nhiễm từ công nhân;
2.3.5. Kho dụng cụ, hoá chất
a. Phải có kho riêng để bảo quản dụng cụ chứa đựng, dụng cụ xử lý thuỷ sản. Kho phải được bố trí gần nơi tiếp nhận thuỷ sản. Các giá kê xếp dụng cụ trong kho phải cách sàn nhà ít nhất 0,3 m;
b. Chất tẩy rửa và khử trùng phải được đựng trong thùng chứa kín, bảo quản riêng biệt trong kho thông thoáng, có khoá. Trên các thùng chứa phải ghi rõ bằng tiếng Việt tên chất tẩy rửa và khử trùng.
2.3.6. Hệ thống thoát nước
a. Hệ thống cống rãnh thoát nước phải có kích thước, số lượng, vị trí, độ dốc phù hợp để đảm bảo thoát nước tốt;
b. Phải được thiết kế, xây dựng đảm bảo dễ làm vệ sinh và không tạo ra nơi ẩn náu của chuột bọ, côn trùng.
2.3.7. Hệ thống xử lý nước thải
a. Nước thải từ khu vực sơ chế, xử lý thuỷ sản phải được tách riêng với nước thải từ khu vực cung cấp xăng dầu;
b. Nước thải phải được xử lý theo đúng những qui định về nước thải công nghiệp của TCVN 5945-2005 để đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường. Nước thải chưa được xử lý không được thải ra môi trường xung quanh.
2.3.8. Xử lý chất thải rắn
a. Phải có đủ dụng cụ thu gom chất thải rắn. Chất thải rắn phải được thu gom và được vận chuyển ra khỏi khu vực cảng cá ít nhất 4 giờ một lần.
b. Nơi chứa chất thải phải kín, cách biệt với khu có thuỷ sản và dễ làm vệ sinh, khử trùng.
2.3.9. Nhà vệ sinh cho công nhân phải được thiết kế hợp vệ sinh, đủ số lượng; nước, xà phòng và giấy vệ sinh được cung cấp đủ theo nhu cầu;
2.3.10. Bãi đỗ xe
a. Cảng cá phải có bãi đỗ xe được bố trí ở nơi thích hợp;
b. Bãi đỗ xe phải có diện tích đủ rộng, có nền cứng, phẳng, thoát nước tốt;
2.3.11. Hệ thống chiếu sáng
a. Hệ thống đèn chiếu sáng trong cảng cá phải được bố trí ở nơi cần thiết và đủ sáng, đảm bảo đáp ứng cho mọi hoạt động tại cảng;
b. Đèn chiếu sáng phải có chụp bảo hiểm an toàn tại những nơi có thuỷ sản.
2.4. Hệ thống dịch vụ
2.4.1. Hệ thống cung cấp nước đá trong cảng cá
a. Nước đá sử dụng trong cảng cá phải làm từ nước sạch đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế; được sản xuất tại các cơ sở phù hợp với QCVN 02-08 2009/BNNPTNT.
b. Phương tiện vận chuyển, thiết bị xay nghiền nước đá có kết cấu thích hợp, dễ làm vệ sinh, được chế tạo bằng vật liệu bền, không gỉ, không ngấm nước, không gây nhiễm độc cho sản phẩm.
2.4.2. Hệ thống cung cấp nước trong cảng cá
a. Cảng cá phải có hệ thống cung cấp nước đầy đủ với áp lực theo yêu cầu của sản xuất và đáp ứng được yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm;
b. Trường hợp lượng nước cung cấp không đủ và không đạt chất lượng thì cảng cá phải có hệ thống bể lắng, lọc, khử trùng và bể chứa nước dự trữ đạt yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm và nhu cầu sản xuất lúc cao điểm mùa vụ;
c. Hệ thống ống dẫn nước dùng cho việc liên quan tiếp xúc đến thuỷ sản phải tách riêng với hệ thống dẫn nước cho mục đích khác.
2.4.3. Hệ thống cung cấp xăng dầu phải:
a. Kho chứa xăng dầu phải bố trí xa và tách biệt với khu vực có nguyên liệu thuỷ sản;
b. Bồn chứa và hệ thống đường ống dẫn xăng dầu phải kín, bền và được bố trí đảm bảo không gây nhiễm cho sản phẩm;
c. Việc nhập và xuất xăng dầu đảm bảo an toàn, thuận tiện và hợp vệ sinh.
2.5. Trang thiết bị và dụng cụ
2.5.1. Phương tiện làm vệ sinh và khử trùng dụng cụ
a. Phải trang bị đủ phương tiện làm vệ sinh và khử trùng; Thiết bị khử trùng phải phù hợp với dụng cụ và thiết bị sản xuất.
b. Khu vực tẩy rửa phải được bố trí riêng tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm;
c. Phải có giá, tủ ngăn riêng biệt để đựng các thiết bị vệ sinh.
2.5.2. Phương tiện rửa tay phải có đủ và đảm bảo:
a. Đặt gần lối vào nơi xử lý và tiếp nhận nguyên liệu, trong khu vực xử lý và tiếp nhận nguyên liệu và cạnh nhà vệ sinh.
b. Cung cấp đủ nước sạch;
c. Có xà phòng để rửa tay.
2.5.3. Dụng cụ chứa đựng:
a. Phải làm bằng vật liệu bền, không độc;
b. Không ngấm nước, không gỉ, không bị ăn mòn;
c. Có bề mặt nhẵn và có kết cấu dễ làm vệ sinh.
2.5.4. Phương tiện vận chuyển thuỷ sản
a. Thuỷ sản phải được vận chuyển trong các phương tiện chuyên dùng;
b. Phương tiện vận chuyển thuỷ sản phải được thiết kế và trang bị để duy trì nhiệt độ lạnh cần thiết trong thời gian vận chuyển. Bề mặt tiếp xúc với thuỷ sản của phương tiện phải nhẵn, phẳng, dễ làm vệ sinh và khử trùng. Nếu dùng nước đá để làm lạnh sản phẩm phải có lỗ thoát nước đá tan.
2.6. Quy định về vệ sinh
2.6.1. Vệ sinh cá nhân
a. Người có bệnh truyền nhiễm không được làm việc hoặc tiếp xúc với thuỷ sản;
b. Người làm việc tại khu vực tiếp xúc với thuỷ sản phải được bảo đảm sức khoẻ khi tuyển dụng và phải kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm;
c. Cán bộ quản lý cảng cá, người tiếp xúc với sản phẩm thuỷ sản phải được tập huấn, đào tạo về vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh cá nhân;
d. Khi đang xử lý sản phẩm hoặc ở những nơi xử lý và bảo quản thuỷ sản, công nhân phải thực hiện quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm;
đ. Phải trang bị quần áo bảo hộ lao động cho những người làm việc ở các khu vực bốc dỡ, vận chuyển, tiếp nhận, phân phối và kho bảo quản thuỷ sản.
2.6.2. Kế hoạch làm vệ sinh
a. Cảng cá phải xây dựng kế hoạch làm vệ sinh, khử trùng cho các khu vực tiếp nhận, xử lý và bảo quản nguyên liệu thuỷ sản;
b. Bảng kế hoạch phải qui định rõ về phương pháp, tần suất làm vệ sinh phù hợp cho từng khu vực, từng loại trang thiết bị dụng cụ; về chế độ giám sát việc làm vệ sinh và xác định trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân đối với từng nội dung công việc;
c. Cảng cá phải có người chịu trách nhiệm chính về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi người làm việc tại cảng cá phải nắm vững các biện pháp phòng tránh nhiễm bẩn hoặc những nguyên nhân làm hư hại đến thuỷ sản trong quá trình tiếp nhận, xử lý, bảo quản, bốc dỡ và vận chuyển.
2.7. Quản lý chất lượng
Cảng cá phải có chương trình quản lý chất lượng phù hợp với điều kiện khả năng của cảng và phải có hồ sơ thoi dõi xuất nhập thuỷ sản qua cảng, đảm bảo dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Như vậy, việc xây dựng công trình cảng cá cần đảm bảo tuân thủ theo những quy định về kỹ thuật cụ thể như trên.
Cơ sở cảng cá cần thực hiện các chứng nhận nào về hợp quy?
Theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02-12:2009/BNNPTNT về cảng cá - điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, chứng nhận hợp quy đối với cảng cá được quy định cụ thể như sau:
Chứng nhận hợp quy
3.1.1. Cơ sở cảng cá phải thực hiện chứng nhận hợp quy về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 “Quy định về hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy”.
3.1.2. Tổ chức chứng nhận sự phù hợp được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 về “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật” và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định tiến hành chứng nhận hợp quy cơ sở cảng cá.
3.1.3. Phương thức đánh giá, chứng nhận cơ sở cảng cá hợp quy thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Như vậy, cơ sở cảng cá phải thực hiện chứng nhận hợp quy về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng trình tự, thủ tục luật định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 178 quy định Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất được hưởng những gì?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 hộ kinh doanh là bao nhiêu? Hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài khi nào?
- Thời gian hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 theo Thông tư 01 2025 của Bộ Nội vụ tính từ ngày nào? Cách tính ra sao?
- Năm 2025, sẽ tra cứu tình trạng hôn nhân khi đăng ký khai sinh cho con? Làm giấy khai sinh cho con ở đâu?
- Mẫu Hồ sơ đề nghị thưởng đột xuất theo Quyết định 786 của Bộ Nội vụ? Tải về các biểu mẫu trong hồ sơ?