Việc vận chuyển, giao, nhận tài liệu bí mật Nhà nước của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch do ai thực hiện?
- Việc vận chuyển, giao, nhận tài liệu bí mật Nhà nước của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch do ai thực hiện?
- Việc giao tài liệu bí mật Nhà nước của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch được thực hiện như thế nào?
- Trường hợp phát hiện tài liệu bí mật Nhà nước gửi đến có dấu hiệu hư hỏng thì người nhận phải có trách nhiệm gì?
Việc vận chuyển, giao, nhận tài liệu bí mật Nhà nước của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch do ai thực hiện?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 1858/QĐ-BVHTTDL năm 2021 quy định về vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:
Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Việc vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước do công chức, viên chức làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước; giao liên, văn thư Bộ; giao liên, văn thư cơ quan, đơn vị thực hiện. Công chức, viên chức làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước chỉ vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi được lãnh đạo cơ quan, đơn vị chỉ đạo.
Trường hợp vận chuyển tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước qua dịch vụ bưu chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về bưu chính.
2. Việc giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như sau:
a) Trước khi giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi”. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” chỉ ghi trích yếu khi người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước đồng ý;
b) Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải làm bì hoặc đóng gói riêng. Giấy làm bì phải dùng loại giấy dai, bền, khó thấm nước, không nhìn thấu qua được; hồ dán phải dính, khó bóc;
...
Như vậy, theo quy định thì việc vận chuyển, giao, nhận tài liệu bí mật Nhà nước của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch do những người sau đây thực hiện:
(1) Công chức, viên chức làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước;
(2) Giao liên, văn thư Bộ;
(3) Giao liên, văn thư cơ quan, đơn vị.
Lưu ý: Công chức, viên chức làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước chỉ vận chuyển, giao, nhận tài liệu bí mật nhà nước khi được lãnh đạo cơ quan, đơn vị chỉ đạo.
Việc vận chuyển, giao, nhận tài liệu bí mật Nhà nước của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch do ai thực hiện? (Hình từ Internet)
Việc giao tài liệu bí mật Nhà nước của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 1858/QĐ-BVHTTDL năm 2021 quy định về vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:
Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
...
2. Việc giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như sau:
a) Trước khi giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi”. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” chỉ ghi trích yếu khi người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước đồng ý;
b) Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải làm bì hoặc đóng gói riêng. Giấy làm bì phải dùng loại giấy dai, bền, khó thấm nước, không nhìn thấu qua được; hồ dán phải dính, khó bóc;
Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” phải được bảo vệ bằng hai lớp phong bì: Bì trong ghi số, ký hiệu của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, tên người nhận, đóng dấu “Tuyệt mật” và được niêm phong bằng dấu của cơ quan, đơn vị ở ngoài bì; trường hợp gửi đích danh người có trách nhiệm giải quyết thì đóng dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”. Bì ngoài ghi như gửi tài liệu thường và đóng dấu ký hiệu chữ “A”;
Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tối mật” và “Mật” được bảo vệ bằng một lớp bì, ngoài bì đóng dấu chữ “B” và chữ “C” tương ứng với độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bên trong;
c) Việc giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được thực hiện bằng “Sổ chuyển giao bí mật nhà nước”.
...
Như vậy, theo quy định, việc giao tài liệu bí mật Nhà nước được thực hiện như sau:
(1) Trước khi giao tài liệu bí mật Nhà nước phải đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật Nhà nước đi”.
Đối với tài liệu bí mật Nhà nước độ “Tuyệt mật” chỉ ghi trích yếu khi người có thẩm quyền xác định bí mật Nhà nước đồng ý;
(2) Tài liệu bí mật Nhà nước phải làm bì hoặc đóng gói riêng.
Giấy làm bì phải dùng loại giấy dai, bền, khó thấm nước, không nhìn thấu qua được; hồ dán phải dính, khó bóc;
Trường hợp tài liệu bí mật Nhà nước độ “Tuyệt mật” phải được bảo vệ bằng hai lớp phong bì: Bì trong ghi số, ký hiệu của tài liệu bí mật nhà nước, tên người nhận, đóng dấu “Tuyệt mật” và được niêm phong bằng dấu của cơ quan, đơn vị ở ngoài bì;
Trường hợp gửi đích danh người có trách nhiệm giải quyết thì đóng dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”.
Bì ngoài ghi như gửi tài liệu thường và đóng dấu ký hiệu chữ “A”;
Tài liệu, vật chứa bí mật Nhà nước độ “Tối mật” và “Mật” được bảo vệ bằng một lớp bì, ngoài bì đóng dấu chữ “B” và chữ “C” tương ứng với độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật Nhà nước bên trong;
(3) Việc giao tài liệu bí mật Nhà nước phải được thực hiện bằng “Sổ chuyển giao bí mật Nhà nước”.
Trường hợp phát hiện tài liệu bí mật Nhà nước gửi đến có dấu hiệu hư hỏng thì người nhận phải có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 1858/QĐ-BVHTTDL năm 2021 quy định về vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:
Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
...
3. Việc nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như sau:
...
b) Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước mà phong bì có dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”, người nhận vào sổ theo ký hiệu ngoài bì, không được mở bì và phải chuyển ngay đến người có tên trên phong bì. Nếu người có tên trên phong bì đi vắng và trên phong bì đóng dấu “Hỏa tốc” thì chuyển đến lãnh đạo cơ quan, đơn vị hoặc người được lãnh đạo cơ quan, đơn vị ủy quyền giải quyết;
c) Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được gửi đến không thực hiện đúng quy định bảo vệ bí mật nhà nước thì chuyển đến lãnh đạo cơ quan, đơn vị nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước hoặc người có tên trên phong bì (đối với trường hợp gửi đích danh) giải quyết, đồng thời phải thông báo cho nơi gửi biết để có biện pháp khắc phục. Nếu phát hiện tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước gửi đến có dấu hiệu bóc, mở bì hoặc bị trao đổi, mất, hư hỏng thì người nhận phải báo cáo ngay người đứng đầu cơ quan, đơn vị để có biện pháp xử lý.
...
Như vậy, trường hợp phát hiện tài liệu bí mật Nhà nước gửi đến có dấu hiệu hư hỏng thì người nhận phải báo cáo ngay người đứng đầu cơ quan, đơn vị để có biện pháp xử lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?
- Ý nghĩa của ngày 23 tháng chạp? 23 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 23 tháng chạp âm lịch là ngày gì?