Việc tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình có dành cho người chuẩn bị kết hôn theo quy định pháp luật?
- Việc tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình có dành cho người chuẩn bị kết hôn?
- Người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình có bắt buộc phải tốt nghiệp đại học ngành tâm lý học không?
- Thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình được thực hiện thông qua các hình thức nào?
Việc tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình có dành cho người chuẩn bị kết hôn?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định như sau:
Tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Nội dung tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:
a) Thông tin, kiến thức, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, giới, bình đẳng giới và quy định của pháp luật có liên quan; quyền và trách nhiệm của người bị bạo lực gia đình, thành viên khác trong gia đình;
b) Kỹ năng ứng xử trong gia đình, tổ chức đời sống gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, xử lý khi xảy ra hành vi bạo lực gia đình, chăm sóc người bị bạo lực gia đình.
2. Việc tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình tập trung vào các đối tượng sau đây:
a) Người bị bạo lực gia đình;
b) Người có hành vi bạo lực gia đình;
c) Trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; người sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
d) Người thường xuyên có hành vi cổ xúy cho bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, giới tính, định kiến giới;
đ) Người chuẩn bị kết hôn.
...
Theo quy định trên, việc tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình tập trung vào các đối tượng sau đây:
- Người bị bạo lực gia đình;
- Người có hành vi bạo lực gia đình;
- Trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; người sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Người thường xuyên có hành vi cổ xúy cho bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, giới tính, định kiến giới;
- Người chuẩn bị kết hôn.
Như vậy, việc tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình có danh cho người chuẩn bị kết hôn.
Việc tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình có dành cho người chuẩn bị kết hôn theo quy định pháp luật? (hình từ internet)
Người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình có bắt buộc phải tốt nghiệp đại học ngành tâm lý học không?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 24 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện đối với người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
...
2. Trình độ từ đại học trở lên về ngành, nhóm ngành, lĩnh vực đào tạo liên quan đến dịch vụ đăng ký tham gia cung cấp được quy định như sau:
a) Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình: Người đứng đầu cơ sở có bằng đại học trở lên về ngành đào tạo giáo viên; ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe; tâm lý học; pháp luật; xã hội học; công tác xã hội;
b) Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ nơi tạm lánh cho người bị bạo lực gia đình: Người đứng đầu cơ sở có trình độ đại học trở lên;
c) Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình: Người đứng đầu cơ sở có trình độ đại học trở lên về ngành đào tạo giáo viên; ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe; tâm lý học; pháp luật; công tác xã hội;
d) Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý về tâm thần cho người bị bạo lực gia đình: Người đứng đầu cơ sở có trình độ đại học trở lên về ngành đào tạo giáo viên; ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe; tâm lý học; xã hội học; công tác xã hội;
...
Theo quy định trên, người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình có bằng đại học trở lên về:
- Ngành đào tạo giáo viên;
- Ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe; tâm lý học; pháp luật; xã hội học; công tác xã hội.
Như vậy, người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình không bắt buộc tốt nghiệp đại học trở lên trong lĩnh vực tâm lý.
Thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình được thực hiện thông qua các hình thức nào?
Căn cứ Điều 15 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định về hình thức thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình.
Theo đó, có các hình thức thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình sau, bao gồm:
- Hội nghị, hội thảo, tập huấn, nói chuyện chuyên đề;
- Phổ biến pháp luật trực tiếp;
- Phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động;
- Lồng ghép trong chương trình và hoạt động tại cơ sở giáo dục;
- Tổ chức cuộc thi, chiến dịch truyền thông;
- Lồng ghép trong hoạt động văn học, nghệ thuật, thể thao, sinh hoạt đoàn thể, cộng đồng dân cư, mô hình phòng, chống bạo lực gia đình;
- Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?