Việc tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng được thực hiện vào thời gian nào?

Cho tôi hỏi Việc tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng được thực hiện nhằm mục đích gì? Việc tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng được thực hiện vào thời gian nào? Câu hỏi của anh T.N.M từ Khánh Hòa.

Việc tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng được thực hiện nhằm mục đích gì?

Việc tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng được quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư 142/2017/TT-BQP như sau:

Tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra định kỳ, đột xuất về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở.
2. Nội dung, hình thức và thời hạn tự kiểm tra cụ thể phải bảo đảm hiệu quả, phù hợp với tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động của cơ sở.
3. Chỉ huy đơn vị phải quy định và tổ chức thực hiện công tác tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động trong đơn vị; hình thức và thời gian tự kiểm tra cụ thể do người chỉ huy đơn vị chủ động quyết định.
4. Tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động kịp thời phát hiện các thiếu sót về an toàn, vệ sinh lao động, có biện pháp khắc phục; giáo dục nhắc nhở mọi người nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành quy trình, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh lao động; phát huy tinh thần sáng tạo, tự lực và khả năng của người lao động trong việc phát hiện các nguy cơ gây tai nạn lao động, các yếu tố nguy hại, tổ chức khắc phục các thiếu sót, tồn tại.

Như vậy, theo quy định, việc tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng được thực hiện nhằm mục đích:

(1) Kịp thời phát hiện các thiếu sót về an toàn, vệ sinh lao động, có biện pháp khắc phục;

(2) Giáo dục nhắc nhở mọi người nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành quy trình, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh lao động;

(3) Phát huy tinh thần sáng tạo, tự lực và khả năng của người lao động trong việc phát hiện các nguy cơ gây tai nạn lao động, các yếu tố nguy hại, tổ chức khắc phục các thiếu sót, tồn tại.

Việc tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng được thực hiện vào thời gian nào?

Việc tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng được thực hiện nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)

Việc tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng được thực hiện vào thời gian nào?

Thời gian tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng được quy định tại khoản 3 Điều 18 Thông tư 142/2017/TT-BQP như sau:

Nội dung, hình thức và tổ chức tự kiểm tra
...
3. Tổ chức việc kiểm tra:
...
Cấp kiểm tra phải có kế hoạch phúc tra việc thực hiện kiến nghị đối với cơ sở; tổng hợp những nội dung thuộc trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết của mình đối với cấp dưới và giao cho các bộ phận giúp việc tổ chức thực hiện;
g) Thời gian tự kiểm tra:
- Cấp đầu mối trực thuộc Bộ: Kiểm tra toàn diện ít nhất 6 tháng một lần;
- Cấp đơn vị cơ sở: Tự kiểm tra toàn diện ít nhất 3 tháng một lần;
- Cấp phân xưởng hoặc bộ phận tương đương: Tự kiểm tra ít nhất một tháng một lần;
h) Tự kiểm tra ở tiểu đội, tổ sản xuất: Việc tự kiểm tra ở tổ, nhóm phải tiến hành trước và sau giờ làm việc hàng ngày và trước khi bắt đầu vào công việc mới;
i) Lập sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động: Việc lập sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động là yêu cầu bắt buộc ở mọi cấp trong đơn vị. Sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra là hồ sơ gốc của hoạt động tự kiểm tra, là chế độ công tác của cán bộ quản lý sản xuất các cấp để thực hiện chức năng nhiệm vụ kiểm tra đôn đốc cũng như tranh thủ sự đóng góp phản ánh của cấp dưới về tình hình an toàn, vệ sinh lao động trong đơn vị. Sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải được đóng dấu giáp lai và quản lý, lưu giữ theo chế độ quản lý tài liệu hiện hành để truy cứu khi cần thiết. Mọi trường hợp phản ánh, kiến nghị, đề xuất và tiếp nhận kiến nghị đều phải được ghi chép và ký nhận vào sổ kiến nghị về an toàn và vệ sinh lao động để có cơ sở xác định trách nhiệm.

Như vậy, theo quy định, việc tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng được thực hiện vào thời gian cụ thể như sau:

- Cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng: Kiểm tra toàn diện ít nhất 6 tháng một lần;

- Cấp đơn vị cơ sở: Tự kiểm tra toàn diện ít nhất 3 tháng một lần;

- Cấp phân xưởng hoặc bộ phận tương đương: Tự kiểm tra ít nhất một tháng một lần;

Việc tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng được thực hiện thông qua những hình thức nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 18 Thông tư 142/2017/TT-BQP quy định, việc tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng có thể thực hiện thông qua những hình thức sau đây:

(1) Kiểm tra tổng thể các nội dung về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến quyền hạn của cấp kiểm tra;

(2) Kiểm tra chuyên đề từng nội dung kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động;

(3) Kiểm tra sau đợt nghỉ dài ngày;

(4) Kiểm tra trước hoặc sau mùa mưa, bão;

(5) Kiểm tra sau sự cố, sau sửa chữa lớn;

(6) Kiểm tra định kỳ;

(7) Kiểm tra đột xuất.

An toàn vệ sinh lao động Tải về các quy định hiện hành liên quan đến An toàn vệ sinh lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người làm công việc hàn cắt kim loại có phải là đối tượng bắt buộc tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động không?
Pháp luật
Người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động phải tham gia huấn luyện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong bao lâu?
Pháp luật
NSDLĐ có trách nhiệm gì trong khi xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng?
Pháp luật
Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động tham gia huấn luyện có được hỗ trợ chi phí không?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động có bắt buộc phải có bản chính bằng tốt nghiệp đại học?
Pháp luật
Có sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động nghiêm trọng thì phải xử lý theo phương án nào?
Pháp luật
Hộ kinh doanh chế tác các sản phẩm trang trí bằng kim loại có bắt buộc phải đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn và vệ sinh lao động không?
Pháp luật
Chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2024 theo yêu cầu của Thủ tướng chính phủ ra sao?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất, kinh doanh những ngành nghề, lĩnh vực nào phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở?
Pháp luật
Đáp án cuộc thi công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2024 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn vệ sinh lao động
438 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn vệ sinh lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào