Việc trao đổi thông tin giữa Tổng cục Thuế và Tổng cục Thống kê được thực hiện thông qua những hình thức nào?
Việc trao đổi thông tin giữa Tổng cục Thuế và Tổng cục Thống kê được thực hiện thông qua những hình thức nào?
Căn cứ Điều 5 Quy chế 2176A/QCPH-TCT-TCTK năm 2015 quy định về phương thức trao đổi thông tin như sau::
Phương thức trao đổi thông tin:
1. Trao đổi thông tin trực tiếp qua các hình thức:
- Văn bản, tài liệu chứa đựng các nội dung liên quan;
- Dữ liệu điện tử được định dạng theo các mẫu biểu trao đổi qua hệ thống thư điện tử hoặc các thiết bị chứa thông tin điện tử;
- Thông qua các buổi làm việc, hội nghị, hội thảo giữa hai cơ quan.
2. Trao đổi thông tin qua hệ thống kết nối tự động:
Tổng cục Thuế và Tổng cục Thống kê xây dựng hệ thống kết nối trao đổi thông tin giữa hai cơ quan. Sau khi có hệ thống kết nối trao đổi thông tin, thông tin trao đổi qua Hệ thống một cách tự động theo định kỳ đã quy định.
Như vậy, theo quy định thì việc trao đổi thông tin giữa Tổng cục Thuế và Tổng cục Thống kê được thực hiện thông qua những hình thức sau đây:
(1) Trao đổi thông tin trực tiếp qua các hình thức:
- Văn bản, tài liệu chứa đựng các nội dung liên quan;
- Dữ liệu điện tử được định dạng theo các mẫu biểu trao đổi qua hệ thống thư điện tử hoặc các thiết bị chứa thông tin điện tử;
- Thông qua các buổi làm việc, hội nghị, hội thảo giữa hai cơ quan.
(2) Trao đổi thông tin qua hệ thống kết nối tự động.
Việc trao đổi thông tin giữa Tổng cục Thuế và Tổng cục Thống kê được thực hiện thông qua những hình thức nào? (Hình từ Internet)
Thời điểm trao đổi thông tin từ Cơ quan Thống kê sang Cơ quan Thuế được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quy chế 2176A/QCPH-TCT-TCTK năm 2015 quy định về nội dung và tần suất trao đổi thông tin giữa hai cơ quan như sau:
Nội dung và tần suất trao đổi thông tin giữa hai cơ quan
...
3. Nội dung thông tin chi tiết trao đổi, cung cấp của mỗi bên theo Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Quy chế này.
4. Danh mục thông tin trao đổi được cập nhật để đáp ứng yêu cầu và điều kiện của từng thời kỳ sau khi đã được hai cơ quan xem xét thống nhất.
5. Thời điểm trao đổi thông tin:
5.1. Thông tin từ Cơ quan Thuế:
- Đối với thông tin định danh của người nộp thuế: Ngày cuối cùng hàng tháng.
- Đối với thông tin tờ khai thuế Giá trị gia tăng, tờ khai thuế Thu nhập doanh nghiệp và Báo cáo tài chính: Ngày cuối của tháng sau tháng hạn nộp tờ khai (sau khi số liệu đã được hạch toán vào sổ thuế và cơ quan thuế đã khóa sổ thuế tháng). Bao gồm thông tin mới phát sinh và các thông tin sửa đổi, bổ sung.
5.2. Thông tin từ Cơ quan Thống kê:
- Đối với các kết quả điều tra, phân tích liên quan đến người nộp thuế: Sau khi có kết quả chính thức.
- Đối với các thông tin thống kê vĩ mô, thông tin thống kê khác liên quan đến người nộp thuế: Theo yêu cầu cụ thể.
Như vậy, thời điểm trao đổi thông tin từ Cơ quan Thống kê sang Cơ quan Thuế được quy định như sau:
(1) Đối với các kết quả điều tra, phân tích liên quan đến người nộp thuế: Sau khi có kết quả chính thức.
(2) Đối với các thông tin thống kê vĩ mô, thông tin thống kê khác liên quan đến người nộp thuế: Theo yêu cầu cụ thể.
Cơ quan Thống kê có trách nhiệm cung cấp thông tin gì cho cơ quan Thuế?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quy chế 2176A/QCPH-TCT-TCTK năm 2015 quy định về nội dung và tần suất trao đổi thông tin giữa hai cơ quan như sau:
Nội dung và tần suất trao đổi thông tin giữa hai cơ quan
...
2. Thông tin do cơ quan Thống kê cung cấp bao gồm:
a) Các báo cáo kết quả các cuộc điều tra thống kê liên quan đến người nộp thuế và cơ sở kinh doanh.
b) Các báo cáo phân tích chuyên đề liên quan đến người nộp thuế và cơ sở kinh doanh.
c) Các Danh mục chuẩn cấp quốc gia (như Danh mục hành chính, Danh mục ngành kinh tế quốc dân, Danh mục sản phẩm, Danh mục nghề nghiệp,....).
d) Các thông tin thống kê kinh tế vĩ mô; thông tin thống kê khác liên quan đến người nộp thuế và cơ sở kinh doanh.
3. Nội dung thông tin chi tiết trao đổi, cung cấp của mỗi bên theo Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Quy chế này.
4. Danh mục thông tin trao đổi được cập nhật để đáp ứng yêu cầu và điều kiện của từng thời kỳ sau khi đã được hai cơ quan xem xét thống nhất.
...
Như vậy, theo quy định thì thông tin do cơ quan Thống kê cung cấp bao gồm:
(1) Các báo cáo kết quả các cuộc điều tra thống kê liên quan đến người nộp thuế và cơ sở kinh doanh.
(2) Các báo cáo phân tích chuyên đề liên quan đến người nộp thuế và cơ sở kinh doanh.
(3) Các Danh mục chuẩn cấp quốc gia (như Danh mục hành chính, Danh mục ngành kinh tế quốc dân, Danh mục sản phẩm, Danh mục nghề nghiệp,....).
(4) Các thông tin thống kê kinh tế vĩ mô; thông tin thống kê khác liên quan đến người nộp thuế và cơ sở kinh doanh.








Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 5 Mẫu viết báo cáo kết quả của tổ em khi tham gia một dự án học tập? Yêu cầu cần đạt về viết báo cáo đối với học sinh lớp 5?
- Xe gắn máy được phân loại như thế nào? Xe gắn máy có vận tốc thiết kế bao nhiêu? Xe gắn máy được chở tối đa bao nhiêu người?
- Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 5 4 2025? Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 5 4 2025?
- Trích lập dự phòng xử lý rủi ro đối với chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán được tính như thế nào?
- Con dấu của Kho bạc Nhà nước thuộc Bộ Tài chính hình gì? Bộ Tài chính có thực hiện chức năng quản lý ngân sách nhà nước không?