Việc tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu theo phương thức kiểm tra trực tiếp được thực hiện như thế nào?
Việc tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu theo phương thức kiểm tra trực tiếp được thực hiện như thế nào?
Việc tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu theo phương thức kiểm tra trực tiếp được quy định tại khoản 2 Điều 121 Nghị định 24/2024/NĐ-CP như sau:
- Trưởng đoàn kiểm tra công bố quyết định kiểm tra khi bắt đầu tổ chức kiểm tra trực tiếp tại cơ sở của đơn vị được kiểm tra, lập biên bản công bố quyết định kiểm tra;
- Đoàn kiểm tra tiến hành thu thập, nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động đấu thầu được kiểm tra, bao gồm cả các thông tin quy định tại khoản 1 Điều 124 Nghị định 24/2024/NĐ-CP đối với đơn vị được kiểm tra; lập biểu đánh giá và nhận xét đối với từng nội dung liên quan; kiểm tra, xác minh các thông tin, tài liệu (nếu cần thiết); kiểm tra kết quả thực hiện để làm cơ sở kết luận các nội dung kiểm tra.
Trong quá trình kiểm tra, đoàn kiểm tra có thể trao đổi với các đơn vị được kiểm tra và tiến hành kiểm tra thực địa khi cần thiết. Tùy thuộc vào quy mô, tính chất của cuộc kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra quyết định việc lập biên bản xác nhận nội dung kiểm tra;
- Đoàn kiểm tra thông báo bằng văn bản cho đơn vị được kiểm tra về việc kết thúc kiểm tra trực tiếp tại cơ sở và bàn giao tài liệu, trang thiết bị sử dụng (nếu có) trong quá trình kiểm tra;
- Sau khi kết thúc kiểm tra trực tiếp tại cơ sở, đoàn kiểm tra xây dựng dự thảo báo cáo kiểm tra trình Trưởng đoàn kiểm tra xem xét, quyết định trước khi gửi cho đơn vị được kiểm tra có ý kiến. Dự thảo báo cáo kiểm tra được gửi cho đơn vị được kiểm tra bằng văn bản hoặc đồng thời bằng văn bản, fax và email;
- Trên cơ sở dự thảo báo cáo kiểm tra, ý kiến tiếp thu giải trình của đơn vị được kiểm tra, đoàn kiểm tra có trách nhiệm hoàn thiện báo cáo kiểm tra.
Việc tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu theo phương thức kiểm tra trực tiếp được thực hiện như thế nào? (hình từ internet)
Thời gian kiểm tra hoạt động đấu thầu trực tiếp tại cơ sở tối đa bao nhiêu ngày?
Thời gian kiểm tra hoạt động đấu thầu trực tiếp tại cơ sở được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 120 Nghị định 24/2024/NĐ-CP như sau:
Thời gian và kinh phí kiểm tra hoạt động đấu thầu
1. Thời gian kiểm tra hoạt động đấu thầu:
a) Thời gian kiểm tra trực tiếp tại cơ sở tối đa là 07 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này. Trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra trực tiếp, đoàn kiểm tra phải có báo cáo kiểm tra. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt kết luận kiểm tra trong thời hạn tối đa 20 ngày kể từ ngày đoàn kiểm tra trình dự thảo kết luận kiểm tra;
b) Trường hợp cuộc kiểm tra có nội dung phức tạp và liên quan đến nhiều đơn vị được kiểm tra thì thời gian kiểm tra trực tiếp tại cơ sở tối đa là 15 ngày kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra. Trong thời hạn tối đa 40 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra trực tiếp, đoàn kiểm tra phải có báo cáo kiểm tra. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt kết luận kiểm tra trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày đoàn kiểm tra trình dự thảo kết luận kiểm tra.
...
Như vậy, thời gian kiểm tra hoạt động đấu thầu trực tiếp tại cơ sở tối đa là 07 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra, trừ trường hợp cuộc kiểm tra có nội dung phức tạp và liên quan đến nhiều đơn vị được kiểm tra.
Trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra trực tiếp, đoàn kiểm tra phải có báo cáo kiểm tra. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt kết luận kiểm tra trong thời hạn tối đa 20 ngày kể từ ngày đoàn kiểm tra trình dự thảo kết luận kiểm tra.
Trách nhiệm của đoàn kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra hoạt động đấu thầu như thế nào?
Trách nhiệm của đoàn kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra được quy định tại Điều 115 Nghị định 24/2024/NĐ-CP như sau:
(1) Trách nhiệm của đoàn kiểm tra hoạt động đấu thầu:
- Thực hiện kiểm tra hoạt động đấu thầu theo quy định tại quyết định kiểm tra;
- Đề nghị đơn vị được kiểm tra, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để phục vụ việc kiểm tra theo yêu cầu của đoàn kiểm tra;
- Xây dựng dự thảo báo cáo kiểm tra và thông báo về dự thảo báo cáo kiểm tra cho tổ chức, cá nhân thuộc đơn vị được kiểm tra;
- Xây dựng dự thảo kết luận kiểm tra.
(2) Trách nhiệm của Trưởng đoàn kiểm tra hoạt động đấu thầu:
- Tổ chức xây dựng và phê duyệt kế hoạch kiểm tra chi tiết;
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên đoàn kiểm tra khi thực hiện kiểm tra.
(3) Trách nhiệm của thành viên đoàn kiểm tra:
- Thực hiện kiểm tra theo đúng quy định và theo phân công của Trưởng đoàn kiểm tra;
- Xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra cá nhân theo phân công;
- Báo cáo Trưởng đoàn kiểm tra về kết quả kiểm tra do mình thực hiện;
- Được quyền bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần Hội đồng Thi đua Khen thưởng cấp cơ sở của Kiểm toán nhà nước bao gồm những ai theo Quyết định 1917?
- Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, người phụ trách kế toán dùng chung cho doanh nghiệp mới nhất?
- Mẫu thư Ông già Noel gửi trẻ em vào Lễ Giáng sinh hay và ý nghĩa? Lễ Giáng sinh trúng thứ mấy trong tuần? Có phải ngày lễ lớn?
- Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng chống mua bán người từ ngày 1/7/2025 như thế nào?
- Doanh nghiệp bảo hiểm có được chi trả cổ tức khi đang trong quá trình thực hiện biện pháp cải thiện để bảo đảm an toàn tài chính?