Việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc vi phạm hành chính do cơ quan nhà nước khác chuyển giao cho cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường thực hiện như thế nào?
- Xử phạt vi phạm hành chính trong công tác quản lý thị trường được quy định như thế nào?
- Việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc vi phạm hành chính do cơ quan nhà nước khác chuyển giao cho cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường thực hiện như thế nào?
- Thủ tục chuyển giao vụ việc vi phạm hành chính trong công tác quản lý thị trường cho cơ quan có thẩm quyền của ngành khác được thực hiện như thế nào?
Xử phạt vi phạm hành chính trong công tác quản lý thị trường được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 21 Thông tư 27/2020/TT-BCT quy định như sau:
Xử phạt vi phạm hành chính
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy thẩm quyền, thủ tục, thi hành quyết định và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
Quản lý thị trường (Hình từ Internet)
Việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc vi phạm hành chính do cơ quan nhà nước khác chuyển giao cho cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 23 Thông tư 27/2020/TT-BCT quy định như sau:
Thủ tục tiếp nhận, thụ lý vụ việc vi phạm hành chính do cơ quan nhà nước khác chuyển giao cho cơ quan Quản lý thị trường
1. Cơ quan Quản lý thị trường chỉ tiếp nhận, thụ lý vụ việc vi phạm hành chính do cơ quan nhà nước khác chuyển giao trong trường hợp xét thấy phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền xử phạt của lực lượng Quản lý thị trường.
2. Việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc vi phạm hành chính do cơ quan nhà nước khác chuyển giao cho cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường thực hiện như sau:
a) Cơ quan chuyển giao có văn bản chuyển giao vụ việc vi phạm hành chính cho cơ quan Quản lý thị trường;
b) Người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường nhận chuyển giao xem xét, quyết định việc tiếp nhận vụ việc được chuyển giao và chỉ đạo lập biên bản giao nhận hồ sơ, tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có) giữa bên chuyển giao và bên tiếp nhận.
3. Trong thời hạn quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường tiếp nhận vụ việc được chuyển giao có trách nhiệm xem xét, quyết định việc xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp cần thiết, người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường tiếp nhận vụ việc được chuyển giao có thể quyết định tiến hành thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin để bổ sung tài liệu, chứng cứ làm căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc vi phạm hành chính do cơ quan nhà nước khác chuyển giao cho cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường thực hiện như sau:
- Cơ quan chuyển giao có văn bản chuyển giao vụ việc vi phạm hành chính cho cơ quan Quản lý thị trường;
- Người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường nhận chuyển giao xem xét, quyết định việc tiếp nhận vụ việc được chuyển giao và chỉ đạo lập biên bản giao nhận hồ sơ, tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có) giữa bên chuyển giao và bên tiếp nhận.
Thủ tục chuyển giao vụ việc vi phạm hành chính trong công tác quản lý thị trường cho cơ quan có thẩm quyền của ngành khác được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 22 Thông tư 27/2020/TT-BCT, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 20/2021/TT-BCT quy định như sau:
Thủ tục chuyển giao vụ việc vi phạm hành chính cho cơ quan có thẩm quyền của ngành khác
1. Đối với vụ việc đã lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 18 hoặc đoạn 2 khoản 4 Điều 19 hoặc Điều 20 của Thông tư này nhưng không thuộc thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản vi phạm hành chính, cơ quan Quản lý thị trường của người đã ban hành quyết định kiểm tra hoặc đang thụ lý vụ việc phải:
a) Có văn bản chuyển giao ngay vụ việc vi phạm hành chính cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính;
b) Chuyển giao đầy đủ hồ sơ và tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có) liên quan đến hành vi vi phạm khi chuyển giao vụ việc vi phạm hành chính;
c) Lập biên bản giao nhận hồ sơ và tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có) giữa bên chuyển giao và bên tiếp nhận.
2. Đối với vụ việc vi phạm hành chính do Quản lý thị trường kiểm tra phát hiện hoặc chủ trì kiểm tra phát hiện nhưng xét thấy có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan Quản lý thị trường của người đã ban hành quyết định kiểm tra hoặc đang thụ lý vụ việc phải chuyển giao ngay hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Thủ tục chuyển giao thực hiện tương tự quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy thủ tục chuyển giao vụ việc vi phạm hành chính trong công tác quản lý thị trường cho cơ quan có thẩm quyền của ngành khác được thực hiện như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?