Việc tiến hành đo lường, đánh giá tuân thủ pháp luật trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa bao gồm những nội dung nào?
- Việc tiến hành đo lường, đánh giá tuân thủ pháp luật trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa bao gồm những nội dung nào?
- Việc thực hiện đo lường, đánh giá tuân thủ pháp luật trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa gồm mấy bước?
- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm gì trong việc thực hiện đo lường, đánh giá tuân thủ?
Việc tiến hành đo lường, đánh giá tuân thủ pháp luật trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 37 Quy định áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất, nhập cảnh, quá cảnh ban hành kèm theo Quyết định 3273/QĐ-BTC năm 2013 quy định như sau:
Đo lường, đánh giá tuân thủ pháp luật trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa
...
2. Việc đo lường, đánh giá tuân thủ được thực hiện theo kế hoạch hàng năm, bao gồm việc tiến hành các nội dung dưới đây:
a) Xây dựng chỉ số đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật hải quan;
b) Lựa chọn mẫu kiểm tra đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
c) Thu thập thông tin, dữ liệu về kết quả kiểm tra, xử lý đối với các lô hàng trong diện lựa chọn mẫu;
d) Tổng hợp, phân tích các lô hàng vi phạm để xác định tỷ lệ lô hàng vi phạm trên tổng số lô hàng được lấy mẫu; cơ cấu, tỷ lệ theo loại rủi ro về tuân thủ pháp luật hải quan; các nhóm đối tượng trọng điểm và các yếu tố khác có liên quan đến vi phạm pháp luật hải quan;
đ) Đối chiếu kết quả tại điểm d khoản này với chỉ số đánh giá tuân thủ được xây dựng (điểm a khoản này) để xếp loại mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
e) Báo cáo chỉ số đo lường, đánh giá tuân thủ, bao gồm: mức độ tuân thủ pháp luật được xếp loại, các chỉ số và cảnh báo rủi ro đối với từng lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
...
Như vậy, theo quy định thì việc tiến hành đo lường, đánh giá tuân thủ pháp luật trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa bao gồm những nội dung sau:
(1) Xây dựng chỉ số đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật hải quan;
(2) Lựa chọn mẫu kiểm tra đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
(3) Thu thập thông tin, dữ liệu về kết quả kiểm tra, xử lý đối với các lô hàng trong diện lựa chọn mẫu;
(4) Tổng hợp, phân tích các lô hàng vi phạm để xác định tỷ lệ lô hàng vi phạm trên tổng số lô hàng được lấy mẫu;
Cơ cấu, tỷ lệ theo loại rủi ro về tuân thủ pháp luật hải quan;
Các nhóm đối tượng trọng điểm và các yếu tố khác có liên quan đến vi phạm pháp luật hải quan;
(5) Đối chiếu kết quả tại mục 4 ở trên với chỉ số đánh giá tuân thủ được xây dựng (mục 1) để xếp loại mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
(6) Báo cáo chỉ số đo lường, đánh giá tuân thủ, bao gồm: mức độ tuân thủ pháp luật được xếp loại, các chỉ số và cảnh báo rủi ro đối với từng lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
Việc tiến hành đo lường, đánh giá tuân thủ pháp luật trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa bao gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Việc thực hiện đo lường, đánh giá tuân thủ pháp luật trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa gồm mấy bước?
Căn cứ khoản 3 Điều 37 Quy định áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất, nhập cảnh, quá cảnh ban hành kèm theo Quyết định 3273/QĐ-BTC năm 2013 quy định như sau:
Đo lường, đánh giá tuân thủ pháp luật trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa
...
3. Việc đo lường, đánh giá tuân thủ được thực hiện theo trình tự các bước, bao gồm:
a) Bước 1. Xây dựng kế hoạch đo lường, đánh giá tuân thủ, bao gồm các nội dung:
a.1) Xác định mục tiêu, yêu cầu, phạm vi lĩnh vực đo lường tuân thủ;
a.2) Nguồn và các nội dung thông tin cần thu thập;
a.3) Biện pháp và cách thức thực hiện;
a.4) Phân công đơn vị thực hiện và đơn vị phối hợp;
a.5) Thời gian tiến hành và thời gian hoàn thành;
a.6) Trình cấp lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch.
b) Bước 2. Triển khai thực hiện các nội dung theo kế hoạch được phê duyệt.
c) Bước 3. Lập báo cáo kết quả đo lường, đánh giá tuân thủ và đề xuất điều chỉnh, bổ sung việc áp dụng quản lý rủi ro đối với các lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
...
Như vậy, theo quy định thì việc thực hiện đo lường, đánh giá tuân thủ pháp luật trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa gồm 3 bước sau đây:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch đo lường, đánh giá tuân thủ
Bước 2: Triển khai thực hiện các nội dung theo kế hoạch được phê duyệt.
Bước 3: Lập báo cáo kết quả đo lường, đánh giá tuân thủ và đề xuất điều chỉnh, bổ sung việc áp dụng quản lý rủi ro đối với các lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm gì trong việc thực hiện đo lường, đánh giá tuân thủ?
Căn cứ khoản 4 Điều 37 Quy định áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất, nhập cảnh, quá cảnh ban hành kèm theo Quyết định 3273/QĐ-BTC năm 2013 quy định như sau:
Đo lường, đánh giá tuân thủ pháp luật trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa
...
4. Phân công trách nhiệm thực hiện đo lường, đánh giá tuân thủ:
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành bộ chỉ số đánh giá tuân thủ pháp luật; phê duyệt kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các đơn vị tham gia thực hiện đo lường, đánh giá tuân thủ pháp luật hải quan đối với các lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
b) Đơn vị Quản lý rủi ro cấp Tổng cục căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của từng năm để xây dựng, trình Tổng cục trưởng ban hành bộ chỉ số đánh giá tuân thủ pháp luật, phê duyệt kế hoạch đo lường, đánh giá tuân thủ; tổ chức thực hiện và điều phối việc thực hiện theo kế hoạch được phê duyệt;
c) Các cấp đơn vị trong ngành Hải quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch phân công.
Như vậy, theo quy định thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm ban hành bộ chỉ số đánh giá tuân thủ pháp luật.
Đồng thời phê duyệt kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các đơn vị tham gia thực hiện đo lường, đánh giá tuân thủ pháp luật hải quan đối với các lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?