Việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử thì cá nhân có quyền được hỗ trợ không?
Việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử thì cá nhân có quyền được hỗ trợ không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 45/2020/NĐ-CP quy định về quyền của cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử như sau:
Quyền, nghĩa vụ và các hành vi không được làm của tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
1. Quyền
a) Được hỗ trợ trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
b) Được tra cứu, theo dõi, tải về toàn bộ hồ sơ điện tử thực hiện thủ tục hành chính đã gửi thành công từ Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh và kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử;
c) Được bảo quản, lưu trữ an toàn đối với hồ sơ, tài liệu, kết quả giải quyết thủ tục hành chính dưới dạng điện tử theo quy định của pháp luật;
d) Được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để phục vụ các hoạt động khác có liên quan trong phạm vi quy định của pháp luật. Việc yêu cầu và xác nhận phải tuân thủ quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin;
đ) Được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền chia sẻ thông tin, dữ liệu là kết quả giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân cho cơ quan khác để phục vụ các yêu cầu, lợi ích có liên quan của tổ chức, cá nhân đó.
e) Được công nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử và hồ sơ thủ tục hành chính đã được ký số của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong các giao dịch điện tử;
g) Thực hiện các quyền theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin và các văn bản hướng dẫn Luật, thực hiện quyền và trách nhiệm được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
...
Như vậy, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính sẽ được hỗ trợ trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
Việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử thì cá nhân có quyền được hỗ trợ không? (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ của cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2020/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử như sau:
- Cung cấp thông tin đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kịp thời, chính xác;
- Quản lý, sử dụng tài khoản giao dịch điện tử an toàn, bảo mật;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của thông tin hồ sơ kê khai khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
- Theo dõi, cập nhật, phản hồi các thông tin liên quan đến giao dịch điện tử với cơ quan giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện theo các hướng dẫn, thông báo của cơ quan gửi tới tổ chức, cá nhân;
- Thực hiện đầy đủ các quy định về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
- Nộp đầy đủ các khoản phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác (nếu có) theo quy định;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 45/2020/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Những đối tượng được áp dụng khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 45/2020/NĐ-CP quy định về những đối tượng được áp dụng khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử bao gồm:
- Các cơ quan giải quyết thủ tục hành chính
+ Bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tổng cục và tương đương, cục, vụ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan đại diện ngoại giao, đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết thủ tục hành chính và tham gia vào quá trình giải quyết thủ tục hành chính;
+ Ủy ban nhân dân các cấp; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
+ Các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết thủ tục hành chính.
- Các cơ quan quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 2 Nghị định 45/2020/NĐ-CP sau đây được gọi tắt là cơ quan có thẩm quyền.
- Cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 45/2020/NĐ-CP, sỹ quan, hạ sỹ quan quân đội, sỹ quan, hạ sỹ quan công an thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức).
- Tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và tổ chức, cá nhân khác có liên quan (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân).
- Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích;
- Doanh nghiệp, cá nhân được thuê hoặc được ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.
- Ngân hàng và các tổ chức trung gian thanh toán tham gia cung cấp dịch vụ thanh toán trên môi trường điện tử.
- Khuyến khích các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ công khác áp dụng Nghị định 45/2020/NĐ-CP trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các cuộc gọi 116 từ số máy cố định có được miễn giá cước không? Doanh nghiệp viễn thông có phải định tuyến cuộc gọi 116 không?
- Thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề nhằm mục đích gì? Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề là gì?
- Có được xin ân giảm án tử hình không? Nộp đơn xin ân giảm án tử hình vào thời gian nào theo quy định hiện nay?
- Trường hợp nào cải tạo xe quân sự không phải lập hồ sơ thiết kế theo Thông tư 70? Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Hồ sơ thiết kế cải tạo xe quân sự gồm những tài liệu gì?
- Hội đồng Thi đua Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân có được sử dụng con dấu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao?