Việc thực hiện quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được rà soát, đánh giá bao nhiêu năm một lần?
- Việc thực hiện quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được rà soát, đánh giá bao nhiêu năm một lần?
- Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo các nội dung gì?
- Việc ban hành điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định như thế nào?
Việc thực hiện quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được rà soát, đánh giá bao nhiêu năm một lần?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định việc rà soát, đánh giá việc thực hiện quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:
Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
1. Hằng năm và theo yêu cầu quản lý của mình, bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của mình.
...
Theo đó thì việc rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được thực hiện hằng năm.
Việc thực hiện quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được rà soát, đánh giá bao nhiêu năm một lần? (Hình từ Internet)
Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo các nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì nội dung rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện gồm:
- Đánh giá tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc chức năng quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ có hiệu lực đến thời điểm rà soát, đánh giá;
- Đánh giá hiệu lực, hiệu quả thực hiện các quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh; vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện;
- Đánh giá thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội, kỹ thuật, công nghệ, yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực và các điều kiện khác ảnh hưởng đến việc thực hiện quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);
- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có).
Bộ, cơ quan ngang bộ gửi đề xuất theo nội dung này cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Việc ban hành điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Luật Đầu tư 2020 có nêu như sau:
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật này.
3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
4. Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với lý do quy định tại khoản 1 Điều này và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.
5. Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
b) Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
c) Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;
d) Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);
đ) Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;
e) Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).
6. Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau đây:
a) Giấy phép;
b) Giấy chứng nhận;
c) Chứng chỉ;
d) Văn bản xác nhận, chấp thuận;
đ) Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
8. Chính phủ quy định chi tiết việc công bố và kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh.
Theo đó thì điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.






.png)




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2025 tại cấp trung ương?
- Thời hạn cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải phải được xác định như thế nào?
- Nội dung phương án kỹ thuật thi công, dự toán rà phá bom mìn bao gồm những gì? Khảo sát, thu thập số liệu phục vụ lập phương án kỹ thuật ra sao?
- Cục Hàng không Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là gì? 5 nhiệm vụ và quyền hạn về quản lý hoạt động bay hiện nay ra sao?
- Phạm vi tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được cho thuê quyền khai thác là gì? Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải không được phép cho thuê?