Việc thực hiện kết luận thanh tra để xử lý các sai phạm về hành chính của người đứng đầu cơ quan là đối tượng thanh tra được quy định như thế nào?
- Việc thực hiện kết luận thanh tra để xử lý các sai phạm về hành chính của người đứng đầu cơ quan là đối tượng thanh tra được quy định như thế nào?
- Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm xử lý các sai phạm về hành chính trong thời hạn bao lâu kể từ khi nhận được kết luận thanh tra?
- Trường hợp sai phạm về hành chính có dấu hiệu tội phạm thì ai có thẩm quyền chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra?
Việc thực hiện kết luận thanh tra để xử lý các sai phạm về hành chính của người đứng đầu cơ quan là đối tượng thanh tra được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 33/2015/NĐ-CP quy định về việc thực hiện kết luận thanh tra cũng như các văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý sai phạm về hành chính, kinh tế của người đứng đầu cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi trách nhiệm của mình cụ thể như sau:
Thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý sai phạm về hành chính, kinh tế
Căn cứ kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý sai phạm về hành chính, kinh tế, trong phạm vi trách nhiệm của mình, người đứng đầu cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải:
1. Tuân thủ đầy đủ, kịp thời, đúng thời hạn các quyết định xử lý sai phạm về hành chính, kinh tế; đình chỉ, chấm dứt hành vi vi phạm; hoàn trả tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác đã chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc làm thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra.
2. Kịp thời tiến hành thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, kinh tế; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý đình chỉ, chấm dứt hành vi vi phạm; hoàn trả tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác đã chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc làm thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật.
3. Áp dụng các biện pháp quản lý theo thẩm quyền để thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
4. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác, khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật có liên quan.
Có thể thấy, người đứng đầu của các cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra cũng như các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải có trách nhiệm thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý sai phạm về hành chính, kinh tế trong phạm vi trách nhiệm của mình đúng theo quy định trên.
Thực hiện kết luận thanh tra (Hình từ Internet)
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm xử lý các sai phạm về hành chính trong thời hạn bao lâu kể từ khi nhận được kết luận thanh tra?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 33/2015/NĐ-CP, việc xử lý các sai phạm về hành chính, kinh tế cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra của được quy định cụ thể như sau:
Xử lý sai phạm về hành chính, kinh tế
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý đình chỉ, chấm dứt hành vi vi phạm, thu hồi tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra;
b) Trong phạm vi thẩm quyền của mình, tiến hành thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; quyết định thu hồi tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước; áp dụng các biện pháp quản lý khác theo quy định của pháp luật;
c) Kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác, khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật có liên quan.
3. Chậm nhất là 02 ngày kể từ ngày ban hành, văn bản xử lý các sai phạm về hành chính, kinh tế được quy định tại Khoản 1 Điều này phải được gửi cho đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ quan ban hành kết luận thanh tra.
Theo đó, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm xử lý các sai phạm về hành chính, kinh tế, cụ thể gồm những trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp sai phạm về hành chính có dấu hiệu tội phạm thì ai có thẩm quyền chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 33/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Quyết định, yêu cầu, kiến nghị thực hiện kết luận thanh tra
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ban hành kết luận thanh tra hoặc kể từ ngày nhận được văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm:
a) Trong phạm vi thẩm quyền của mình, tiến hành thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; quyết định thu hồi tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật; xem xét xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền quản lý của mình; áp dụng các biện pháp quản lý khác theo quy định của pháp luật;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan: Chấm dứt hành vi vi phạm; thu hồi tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật; áp dụng các biện pháp để khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, chấm dứt hành vi vi phạm; hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản có nội dung trái pháp luật, hoàn thiện chính sách, pháp luật;
c) Chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ban hành kết luận thanh tra hoặc kể từ ngày nhận được văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra, trường hợp hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì thủ trưởng cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?
- Nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động? Quy định về việc xây dựng quan hệ lao động?
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?