Việc thông tin, tuyên truyền về lấy ý kiến cử tri về việc giải thể đơn vị hành chính nhằm mục đích gì?
- Việc thông tin, tuyên truyền về lấy ý kiến cử tri về việc giải thể đơn vị hành chính nhằm mục đích gì?
- Thông tin, tuyên truyền về lấy ý kiến cử tri về việc giải thể đơn vị hành chính gồm những nội dung nào?
- Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gì về việc thông tin, tuyên truyền về việc lấy ý kiến cử tri về việc giải thể đơn vị hành chính?
- Thời gian niêm yết danh sách cử tri lấy ý kiến về việc giải thể đơn vị hành chính là bao lâu?
Việc thông tin, tuyên truyền về lấy ý kiến cử tri về việc giải thể đơn vị hành chính nhằm mục đích gì?
Việc thông tin, tuyên truyền về lấy ý kiến cử tri về việc giải thể đơn vị hành chính nhằm mục đích được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 54/2018/NĐ-CP như sau:
Mục đích, nguyên tắc thông tin, tuyên truyền
1. Việc thông tin, tuyên truyền về lấy ý kiến cử tri nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, đúng đắn cho cử tri trong việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, để cử tri hiểu rõ ý nghĩa, nội dung của việc lấy ý kiến; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cử tri; động viên, khuyến khích cử tri tham gia tích cực khi cơ quan có thẩm quyền tổ chức lấy ý kiến cử tri.
2. Việc thông tin, tuyên truyền về lấy ý kiến cử tri được tiến hành công khai, dân chủ, đúng pháp luật và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.
Như vậy, theo quy định trên thì việc thông tin, tuyên truyền về lấy ý kiến cử tri về việc giải thể đơn vị hành chính nhằm mục đích là để cử tri hiểu rõ ý nghĩa, nội dung của việc lấy ý kiến; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cử tri; động viên, khuyến khích cử tri tham gia tích cực khi cơ quan có thẩm quyền tổ chức lấy ý kiến cử tri.
Việc thông tin, tuyên truyền về lấy ý kiến cử tri về việc giải thể đơn vị hành chính nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
Thông tin, tuyên truyền về lấy ý kiến cử tri về việc giải thể đơn vị hành chính gồm những nội dung nào?
Tại Điều 7 Nghị định 54/2018/NĐ-CP thì thông tin, tuyên truyền về lấy ý kiến cử tri về việc giải thể đơn vị hành chính gồm những nội dung sau:
- Sự cần thiết của việc giải thể đơn vị hành chính.
- Phương án giải thể đơn vị hành chính.
- Đối tượng, phạm vi tác động của vấn đề lấy ý kiến.
- Thời gian tổ chức lấy ý kiến.
- Quyền và nghĩa vụ của cử tri trong việc lấy ý kiến.
Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gì về việc thông tin, tuyên truyền về việc lấy ý kiến cử tri về việc giải thể đơn vị hành chính?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 54/2018/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong thông tin, tuyên truyền về việc lấy ý kiến cử tri
1. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện thông tin, tuyên truyền về lấy ý kiến cử tri đối với việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính ở địa phương.
2. Các cơ quan báo chí ở địa phương có trách nhiệm tuyên truyền về lấy ý kiến cử tri, thông tin về việc tổ chức lấy ý kiến cử tri theo quy định của pháp luật, sự chỉ đạo của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
Như vậy, theo quy định trên thì trong việc thông tin, tuyên truyền về việc lấy ý kiến cử tri về việc giải thể đơn vị hành chính thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện thông tin, tuyên truyền về lấy ý kiến cử tri đối với việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính ở địa phương.
Thời gian niêm yết danh sách cử tri lấy ý kiến về việc giải thể đơn vị hành chính là bao lâu?
Thời gian niêm yết danh sách cử tri lấy ý kiến về việc giải thể đơn vị hành chính được quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 54/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 66/2023/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc lập danh sách cử tri để phát phiếu lấy ý kiến
…
3. Cử tri nếu ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đó lập đến trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền quyết định việc tổ chức lấy ý kiến cử tri 24 giờ thì đến Ủy ban nhân dân cấp xã xuất trình hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình đăng ký thường trú và đăng ký tạm trú để được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát phiếu lấy ý kiến cử tri.
4. Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.
5. Cử tri bị xóa đăng ký thường trú hoặc xóa đăng ký tạm trú tại đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính sau khi danh sách đã được niêm yết, cử tri đã có tên trong danh sách mà đến thời điểm phát phiếu lấy ý kiến bị Tòa án tước quyền bầu cử, phải chấp hành hình phạt tù hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì xóa tên khỏi danh sách cử tri.
6. Danh sách cử tri được niêm yết trong thời gian tối thiểu 30 ngày kể từ ngày bắt đầu niêm yết danh sách đến ngày tổ chức phát phiếu lấy ý kiến cử tri.
Như vậy, theo quy định trên thì thời gian niêm yết danh sách cử tri lấy ý kiến về việc giải thể đơn vị hành chính tối thiểu 30 ngày kể từ ngày bắt đầu niêm yết danh sách đến ngày tổ chức phát phiếu lấy ý kiến cử tri.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?