Việc thông báo danh mục mặt hàng áp dụng chế độ Luồng Đỏ trong quy trình cấp C/O ưu đãi thuộc trách nhiệm của cơ quan nào?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau việc thông báo danh mục mặt hàng áp dụng chế độ Luồng Đỏ trong quy trình cấp C/O ưu đãi thuộc trách nhiệm của cơ quan nào? Câu hỏi của anh A.L.Q đến từ Thái Bình.

Việc thông báo danh mục mặt hàng áp dụng chế độ Luồng Đỏ trong quy trình cấp C/O ưu đãi thuộc trách nhiệm của cơ quan nào?

Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 15/2018/TT-BCT quy định về trách nhiệm của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương):

Trách nhiệm của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)
1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản triển khai phân luồng trong quy trình cấp C/O ưu đãi;
2. Thông báo danh mục mặt hàng áp dụng chế độ Luồng Đỏ theo quy định tại Điều 7 Thông tư này và phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đăng tải danh mục trên tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử www.ecosys.gov.vn.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện quản lý, xử lý các vấn đề phát sinh, kiểm tra công tác phân luồng trong quy trình cấp C/O ưu đãi.

Như vậy, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) là cơ quan có trách nhiệm thông báo danh mục mặt hàng áp dụng chế độ Luồng Đỏ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 15/2018/TT-BCT và phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đăng tải danh mục trên tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử www.ecosys.gov.vn.

Trong đó, theo quy định tại Điều 1 Quyết định 619/QĐ-BCT năm 2013 thì:

Cục Xuất nhập khẩu là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, mua bán hàng hóa quốc tế, đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Việc thông báo danh mục mặt hàng áp dụng chế độ Luồng Đỏ trong quy trình cấp C/O ưu đãi thuộc trách nhiệm của cơ quan nào?

Việc thông báo danh mục mặt hàng áp dụng chế độ Luồng Đỏ trong quy trình cấp C/O ưu đãi thuộc trách nhiệm của cơ quan nào? (Hình từ Internet)

Làm cách nào để xác định mặt hàng áp dụng chế độ Luồng Đỏ trong quy trình cấp C/O ưu đãi?

Đối chiếu với quy định tại Điều 7 Thông tư 15/2018/TT-BCT về tiêu chí xác định mặt hàng áp dụng chế độ Luồng Đỏ:

Theo đó, mặt hàng áp dụng chế độ Luồng Đỏ trong quy trình cấp C/O ưu đãi được xác định theo các tiêu chí sau đây:

- Mặt hàng có nguy cơ cao gian lận xuất xứ hàng hóa để lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại của nước nhập khẩu hoặc hưởng lợi từ cam kết thuế quan ưu đãi mà nước nhập khẩu dành cho Việt Nam; hoặc

- Mặt hàng có lượng C/O thuộc diện điều tra xác minh xuất xứ hàng hóa tăng đáng kể và bất thường theo đề nghị của nước nhập khẩu.

Lưu ý: Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) thông báo bằng văn bản danh mục mặt hàng thuộc chế độ Luồng Đỏ theo từng thời kỳ, giai đoạn cụ thể.

Thương nhân áp dụng chế độ Luồng Đỏ khi nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi phải nộp đầy đủ các chứng từ nào?

Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 15/2018/TT-BCT về yêu cầu đối với chế độ Luồng Đỏ:

Yêu cầu đối với chế độ Luồng Đỏ
1. Hồ sơ đề nghị cấp C/O ưu đãi
Thương nhân áp dụng chế độ Luồng Đỏ bắt buộc phải nộp hồ sơ đầy đủ (bản giấy và bản điện tử) các chứng từ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP.
2. Thời gian cấp C/O ưu đãi
Thời gian xử lý hồ sơ cấp C/O ưu đãi trong vòng 3 ngày làm việc theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định 31/2018/NĐ-CP kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ dưới dạng bản giấy theo quy định.
3. Kiểm tra thực tế hàng hóa và cơ sở sản xuất
Cơ quan, tổ chức cấp C/O ưu đãi kiểm tra thực tế hàng hóa và cơ sở sản xuất đối với mặt hàng đề nghị cấp C/O ưu đãi lần đầu hoặc trong quá trình thương nhân đề nghị cấp C/O ưu đãi khi có nghi ngờ gian lận xuất xứ hàng hóa.

Như vậy, thương nhân áp dụng chế độ Luồng Đỏ bắt buộc phải nộp hồ sơ đầy đủ (bản giấy và bản điện tử) các chứng từ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, cụ thể:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2018/NĐ-CP;

- Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;

- Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không phải khai báo hải quan theo quy định của pháp luật không cần nộp bản sao tờ khai hải quan;

- Bản sao hóa đơn thương mại (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);

- Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn.

Thương nhân được xem xét không cần nộp chứng từ này trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa có hình thức giao hàng không sử dụng vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác theo quy định của pháp luật hoặc thông lệ quốc tế;

- Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo mẫu do Bộ Công Thương quy định;

- Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước theo mẫu do Bộ Công Thương quy định trong trường hợp nguyên liệu đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác;

- Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);

Lưu ý: Trong trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân; hoặc yêu cầu thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung các chứng từ dưới dạng bản sao (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) như:

+ Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất);

+ Hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất);

+ Giấy phép xuất khẩu (nếu có);

+ Chứng từ, tài liệu cần thiết khác.

Chế độ Luồng Đỏ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tiêu chí xác định thương nhân áp dụng chế độ Luồng Đỏ được quy định thế nào?
Pháp luật
Việc thông báo danh mục mặt hàng áp dụng chế độ Luồng Đỏ trong quy trình cấp C/O ưu đãi thuộc trách nhiệm của cơ quan nào?
Pháp luật
Chế độ Luồng Đỏ trong quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi được hiểu như thế nào?
Pháp luật
Luồng Thông thường là gì? Thương nhân áp dụng chế độ Luồng đỏ được chuyển sang Luồng Thông thường theo nguyên tắc nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chế độ Luồng Đỏ
411 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chế độ Luồng Đỏ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chế độ Luồng Đỏ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào