Việc thay đổi giới tính có được công nhận? Người chuyển giới có thể đăng ký kết hôn không?
Thay đổi giới tính có được công nhận không?
Căn cứ Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 về quyền thay đổi tên như sau:
- Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
+ Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
+ Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
+ Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
+ Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
+ Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
+ Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
+ Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
- Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
- Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.
Căn cứ theo Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 về chuyển đổi giới tính thì:
"Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan".
Theo đó điểm c khoản 2 Điều 3 Luật Hộ tịch 2014 cũng quy định về việc ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi cá nhân xác định lại giới tính.
Cuối cùng căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 về các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
- Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
- Xác định lại giới tính, quê quán;
- Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
- Khi công dân có yêu cầu.
Có thể thấy pháp luật Việt Nam đã có những điều khoản quy định cho người chuyển giới thay đổi thông tin cá nhân của mình sau khi đã chuyển giới và đã bảo các quyền và nghĩa vụ trước đó không bị mất đi. Đây có thể xem là sự công nhận của nhà nước đối với những người đã chuyển giới.
Thay đổi giới tính
Người chuyển giới có thể đăng ký kết hôn không?
Theo khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện để đăng ký kết hôn thì:
- Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Theo khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện để đăng ký kết hôn thì:
"Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính".
Tại Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 nêu trên thì cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi. Theo đó, một người khi đã chuyển đổi giới tính thì sẽ được pháp luật công nhận các quyền nhân thân với giới tính mới. Trong đó có quyền được kết hôn theo quy định của pháp luật.
Vậy theo các căn cứ nêu trên pháp luật chỉ không công nhận kết hôn đồng giới. Đối với người chuyển giới đã thay đổi thông tin như tên, giới tính của mình theo quy định của pháp luật thì có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đó, trong đó có quyền đăng ký kết hôn. Nếu bạn đang có ý định đăng ký kết hôn thì phải hoàn thành việc thay đổi thông tin của mình trước thì mới có thể đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.
Thủ tục đăng ký kết hôn quy định thế nào?
Căn cứ Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 thì thủ tục đăng ký kết hôn như sau:
- Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.
- Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
- Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?