Việc thành lập Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có phải công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương không?
- Việc thành lập Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có phải công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương không?
- Việc thành lập chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phải dựa trên những căn cứ nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý?
Việc thành lập Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có phải công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2017/NĐ-CP về thủ tục thành lập Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước như sau:
Việc thành lập Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý phải được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương với các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ trụ sở, số điện thoại của Chi nhánh;
- Ngày ra quyết định thành lập và ngày bắt đầu hoạt động của Chi nhánh;
- Họ và tên Trưởng Chi nhánh; danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Phạm vi trợ giúp pháp lý của Chi nhánh.
Lưu ý: trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định về việc thành lập Chi nhánh trên cơ sở bảo đảm điều kiện thành lập Chi nhánh.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thành lập Chi nhánh, Giám đốc Trung tâm bổ nhiệm Trưởng Chi nhánh.
Việc thành lập Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có phải công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương không? (Hình từ Internet)
Việc thành lập chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phải dựa trên những căn cứ nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 144/2017/NĐ-CP thì việc thành lập chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phải căn cứ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật Trợ giúp pháp lý 2017; cụ thể như sau:
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được thành lập tại các huyện ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, giao thông không thuận tiện đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và chưa có tổ chức hành nghề luật sư hoặc tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý.
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh.
Căn cứ nhu cầu và điều kiện thực tế tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Đồng thời, việc thành lập chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phải dựa vào nhu cầu trợ giúp pháp lý dài hạn của người dân tại nơi dự kiến thành lập; phải có Trợ giúp viên pháp lý làm việc thường xuyên, có cơ sở vật chất, bảo đảm sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước.
Lưu ý: Các huyện ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật Trợ giúp pháp lý 2017 là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ.
Huyện có giao thông không thuận tiện đến Trung tâm quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật Trợ giúp pháp lý 2017 là huyện nằm cách xa Trung tâm và không đạt tiêu chí giao thông theo hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới của cơ quan có thẩm quyền.
Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý?
Căn cứ tại Điều 40 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 về trách nhiệm quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.
2. Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chủ trì xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý;
b) Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch phát triển trợ giúp pháp lý và tổ chức triển khai thực hiện;
c) Ban hành các quy định hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, mẫu giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý; tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình; thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về trợ giúp pháp lý;
d) Hướng dẫn, tổ chức và theo dõi việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý;
đ) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho người thực hiện trợ giúp pháp lý;
e) Tổ chức công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý và việc thẩm định, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý;
g) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý; khen thưởng, kỷ luật và xử lý vi phạm trong hoạt động trợ giúp pháp lý;
h) Tiếp nhận hỗ trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân cho công tác trợ giúp pháp lý;
i) Thực hiện hợp tác quốc tế về trợ giúp pháp lý.
Như vậy, Bộ Tư pháp là cơ quan có trách nhiệm tổ chức công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý và việc thẩm định, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động bảo lãnh điện tử theo Thông tư 61/2024 ra sao? Trường hợp nào chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng?
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký?
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?