Việc sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong bài giảng có xâm phạm quyền tác giả hay không theo quy định?
Sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong bài giảng có xâm phạm quyền tác giả không?
Sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong bài giảng có xâm phạm quyền tác giả không, thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 như sau:
Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả
1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm bao gồm:
a) Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại. Quy định này không áp dụng trong trường hợp sao chép bằng thiết bị sao chép;
b) Sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại;
c) Sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong bài giảng, ấn phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đích giảng dạy. Việc sử dụng này có thể bao gồm việc cung cấp trong mạng máy tính nội bộ với điều kiện phải có các biện pháp kỹ thuật để bảo đảm chỉ người học và người dạy trong buổi học đó có thể tiếp cận tác phẩm này;
d) Sử dụng tác phẩm trong hoạt động công vụ của cơ quan nhà nước;
đ) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận, giới thiệu hoặc minh họa trong tác phẩm của mình; để viết báo, sử dụng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát sóng, phim tài liệu;
…
Như vậy, theo quy định trên thì việc sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong bài giảng thì không bị xâm phạm quyền tác giả.
Việc sử dụng này có thể bao gồm việc cung cấp trong mạng máy tính nội bộ với điều kiện phải có các biện pháp kỹ thuật để bảo đảm chỉ người học và người dạy trong buổi học đó có thể tiếp cận tác phẩm này.
Lưu ý: Việc sử dụng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
Việc sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong bài giảng có xâm phạm quyền tác giả hay không theo quy định? (Hình từ Internet)
Sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong bài giảng thì phải đáp ứng các điều kiện nào?
Sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong bài giảng thì phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Sử dụng hợp lý tác phẩm
1. Sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong bài giảng, cuộc biểu diễn chưa được định hình nhằm mục đích giảng dạy quy định tại điểm c khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Việc sử dụng tác phẩm để minh họa trong bài giảng, cuộc biểu diễn chưa được định hình phải bảo đảm chỉ sử dụng trong phạm vi buổi học của cơ sở giáo dục và chỉ người học, người dạy trong buổi học đó có thể tiếp cận tác phẩm.
Trường hợp sử dụng tác phẩm trong đề thi, đáp án kiểm tra kiến thức, kỹ năng trong hệ thống giáo dục quốc dân thì có thể sử dụng theo mức độ cần thiết;
b) Việc sử dụng tác phẩm không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong ấn phẩm, cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đích giảng dạy quy định tại điểm c khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ phải trong phạm vi cơ sở giáo dục và áp dụng tương tự các điều kiện theo quy định tại Điều 28 của Nghị định này.
Như vậy, theo quy định trên thì sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong bài giảng thì phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Việc sử dụng tác phẩm để minh họa trong bài giảng, cuộc biểu diễn chưa được định hình phải bảo đảm chỉ sử dụng trong phạm vi buổi học của cơ sở giáo dục và chỉ người học, người dạy trong buổi học đó có thể tiếp cận tác phẩm.
Trường hợp sử dụng tác phẩm trong đề thi, đáp án kiểm tra kiến thức, kỹ năng trong hệ thống giáo dục quốc dân thì có thể sử dụng theo mức độ cần thiết;
- Việc sử dụng tác phẩm không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Đối tượng nào không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả?
Đối tượng nào không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả, thì theo quy định tại Điều 8 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
1. Tin tức thời sự thuần túy đưa tin quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, tin vặt, số liệu sự thật, chỉ mang tính chất đưa tin, không có tính sáng tạo.
2. Văn bản hành chính quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ được hiểu như sau:
a) Quy trình là trình tự phải tuân theo để tiến hành công việc;
b) Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất;
c) Phương pháp là cách thức nghiên cứu, nhìn nhận các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội;
d) Khái niệm là ý nghĩ phản ánh ở dạng khái quát các sự vật và hiện tượng của hiện thực và những mối liên hệ giữa chúng;
đ) Nguyên lý là định luật cơ bản có tính chất tổng quát, chi phối một loạt hiện tượng, là những ý tưởng hoặc lý thuyết ban đầu quan trọng và được coi là xuất phát điểm cho việc xây dựng những lý thuyết khác.
Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả là
- Tin tức thời sự thuần túy đưa tin quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
- Văn bản hành chính quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
- Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?
- Mẫu Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được lập chi bộ thuộc đảng ủy cơ sở?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng mới nhất? Nội dung báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng?
- Thời điểm tính thuế tự vệ là ngày đăng ký tờ khai hải quan đúng không? Số tiền thuế tự vệ nộp thừa được xử lý như thế nào?
- Giảm giá đến 100% trong Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday?