Việc sử dụng chữ ký số có được áp dụng tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hay không? Làm thế nào để kiểm tra chữ ký số trên văn bản điện tử do người nào ký?
Việc sử dụng chữ ký số có được áp dụng tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hay không?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 41/2017/TT-BTTTT quy định về đối tượng áp dụng sử dụng chữ ký số như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức (bao gồm: các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước) và tổ chức, cá nhân liên quan sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử của cơ quan nhà nước.
2. Khuyến khích các cơ quan, tổ chức khác áp dụng.
Theo đó, việc sử dụng chữ ký số cho các văn bản điện tử được áp dụng cho các cơ quan, tổ chức (bao gồm: các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước) và tổ chức, cá nhân liên quan sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử của cơ quan nhà nước.
Ngoài ra, pháp luật cũng khuyển khích các cơ quan, tổ chức khác ngoài các cơ quan nêu trên áp dụng chữ ký số trên văn bản điện tử.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc đối tượng có thể sử dụng chữ ký số trên các văn bản điện tử.
Việc sử dụng chữ ký số có được áp dụng tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hay không? (Hình từ internet)
Những đối tượng nào được sử dụng chữ ký số trên văn bản điện tử tại cơ quan nhà nước?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 41/2017/TT-BTTTT quy định về chữ ký số trên văn bản điện tử như sau:
Ký số trên văn bản điện tử
1. Việc ký số được thực hiện thông qua phần mềm ký số; việc ký số vào văn bản điện tử thành công hoặc không thành công phải được thông báo thông qua phần mềm.
2. Ký số trên văn bản điện tử
a) Trường hợp quy định người có thẩm quyền ký số trên văn bản điện tử, thông qua phần mềm ký số, người có thẩm quyền sử dụng khóa bí mật cá nhân để thực hiện việc ký số vào văn bản điện tử;
b) Trường hợp quy định cơ quan, tổ chức ký số trên văn bản điện tử, thông qua phần mềm ký số, văn thư được giao sử dụng khóa bí mật con dấu của cơ quan, tổ chức để thực hiện việc ký số vào văn bản điện tử;
3. Hiển thị thông tin về chữ ký số của người có thẩm quyền và chữ ký số của cơ quan, tổ chức trên văn bản điện tử thực hiện theo quy định của Bộ Nội vụ.
4. Thông tin về người có thẩm quyền ký số, cơ quan, tổ chức ký số phải được quản lý trong cơ sở dữ liệu đi kèm phần mềm ký số. Nội dung thông tin quản lý quy định tại khoản 4, Điều 1, Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ.
Theo đó, người được sử dụng chữ ký số trên các văn bản điện tử tại cơ quan nhà nước gồm
- Trường hợp quy định người có thẩm quyền ký số trên văn bản điện tử, thông qua phần mềm ký số, người có thẩm quyền sử dụng khóa bí mật cá nhân để thực hiện việc ký số vào văn bản điện tử.
-Trường hợp quy định cơ quan, tổ chức ký số trên văn bản điện tử, thông qua phần mềm ký số, văn thư được giao sử dụng khóa bí mật con dấu của cơ quan, tổ chức để thực hiện việc ký số vào văn bản điện tử.
Làm thế nào để kiểm tra chữ ký số trên văn bản điện tử do người nào ký?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 41/2017/TT-BTTTT quy định về việc kiểm tra chữ ký số trên văn bản điện tử như sau:
Kiểm tra chữ ký số trên văn bản điện tử
1. Kiểm tra chữ ký số trên văn bản điện tử thực hiện như sau:
a) Giải mã chữ ký số bằng khóa công khai tương ứng;
b) Kiểm tra, xác thực thông tin của người ký số trên chứng thư số gắn kèm văn bản điện tử; việc kiểm tra, xác thực thông tin người ký số được thực hiện theo Điều 8 Thông tư này;
c) Kiểm tra tính toàn vẹn của văn bản điện tử ký số.
2. Chữ ký số trên văn bản điện tử là hợp lệ khi việc kiểm tra, xác thực thông tin về chứng thư số của người ký số tại thời điểm ký còn hiệu lực, chữ ký số được tạo ra đúng bởi khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trên chứng thư số và văn bản điện tử đảm bảo tính toàn vẹn.
3. Thông tin về người ký số; cơ quan, tổ chức ký số trên văn bản điện tử phải được quản lý trong cơ sở dữ liệu đi kèm phần mềm kiểm tra chữ ký số. Nội dung thông tin quản lý quy định tại khoản 4, Điều 1, Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ.
Theo đó, có thể kiểm tra chữ ký số trên văn vản điện tử do người có thẩm quyền nào ký bằng cách giải mã chữ ký số bằng khóa công khai tương ứng hay kiểm tra, xác thực thông tin của người ký số trên chứng thư số gắn kèm văn bản điện tử; việc kiểm tra, xác thực thông tin người ký chữ ký số.
Chữ ký số trên văn bản điện tử là hợp lệ khi việc kiểm tra, xác thực thông tin về chứng thư số của người ký số tại thời điểm ký còn hiệu lực, chữ ký số được tạo ra đúng bởi khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trên chứng thư số và văn bản điện tử đảm bảo tính toàn vẹn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?