Việc rà soát quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của ngân hàng thương mại phải có tối thiểu các nội dung nào?
- Ngân hàng thương mại thực hiện đánh giá nội bộ mức đủ vốn cho bao nhiêu năm?
- Việc rà soát quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của ngân hàng thương mại phải có tối thiểu các nội dung nào?
- Báo cáo nội bộ về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của ngân hàng thương mại được thực hiện theo định kỳ hằng năm hay quý?
Ngân hàng thương mại thực hiện đánh giá nội bộ mức đủ vốn cho bao nhiêu năm?
Ngân hàng thương mại thực hiện đánh giá nội bộ mức đủ vốn cho bao nhiêu năm, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Thông tư 13/2018/TT-NHNN như sau:
Yêu cầu, nội dung đánh giá nội bộ về mức đủ vốn
...
2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện đánh giá nội bộ mức đủ vốn cho tối thiểu 03 năm nhưng không quá 05 năm tiếp theo theo các bước như sau:
a) Thực hiện đo lường rủi ro đối với các loại rủi ro trọng yếu và xác định vốn kinh tế theo kế hoạch kinh doanh theo hướng dẫn tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thực hiện kiểm tra sức chịu đựng về vốn để xác định vốn kinh tế trong kịch bản có diễn biến bất lợi;
c) Xác định vốn mục tiêu, vốn tự có dự kiến theo hướng dẫn tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Lập kế hoạch vốn;
đ) Giám sát về mức đủ vốn để quản lý vốn theo vốn mục tiêu và điều chỉnh kế hoạch vốn (khi cần thiết);
e) Rà soát quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn.
Như vậy, theo quy định trên thì ngân hàng thương mại thực hiện đánh giá nội bộ mức đủ vốn cho tối thiểu 03 năm nhưng không quá 05 năm tiếp theo.
Việc rà soát quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của ngân hàng thương mại phải có tối thiểu các nội dung nào? (Hình từ Internet)
Việc rà soát quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của ngân hàng thương mại phải có tối thiểu các nội dung nào?
Việc rà soát quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của ngân hàng thương mại phải có tối thiểu các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 62 Thông tư 13/2018/TT-NHNN như sau:
Rà soát quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn
1. Quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn phải được rà soát định kỳ tối thiểu hằng năm hoặc đột xuất bởi một bộ phận độc lập với bộ phận xây dựng và thực hiện quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn.
2. Việc rà soát quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tính hợp lý của quy định nội bộ về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn (bao gồm cả cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân, bộ phận);
b) Tính phù hợp giữa khẩu vị rủi ro và kế hoạch kinh doanh, giữa tổng tài sản tính theo rủi ro và các hạn mức rủi ro;
c) Tính chính xác, đầy đủ của dữ liệu đầu vào;
d) Tính hợp lý của các giả định sử dụng trong kịch bản kiểm tra sức chịu đựng về vốn;
đ) Tính khả thi của phương án tăng vốn;
e) Đề xuất, kiến nghị các cấp có thẩm quyền về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn (nếu có).
Như vậy, theo quy định trên thì việc rà soát quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của ngân hàng thương mại phải có tối thiểu các nội dung sau:
- Tính hợp lý của quy định nội bộ về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn (bao gồm cả cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân, bộ phận);
- Tính phù hợp giữa khẩu vị rủi ro và kế hoạch kinh doanh, giữa tổng tài sản tính theo rủi ro và các hạn mức rủi ro;
- Tính chính xác, đầy đủ của dữ liệu đầu vào;
- Tính hợp lý của các giả định sử dụng trong kịch bản kiểm tra sức chịu đựng về vốn;
- Tính khả thi của phương án tăng vốn;
- Đề xuất, kiến nghị các cấp có thẩm quyền về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn (nếu có).
Báo cáo nội bộ về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của ngân hàng thương mại được thực hiện theo định kỳ hằng năm hay quý?
Báo cáo nội bộ về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của ngân hàng thương mại được thực hiện theo định kỳ hằng năm hay quý, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Thông tư 13/2018/TT-NHNN như sau:
Báo cáo nội bộ về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn
1. Định kỳ hằng năm, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có báo cáo nội bộ về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Báo cáo nội bộ về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn bao tối thiểu gồm các nội dung sau đây:
a) Vốn mục tiêu, vốn kinh tế;
b) Kết quả kiểm tra sức chịu đựng về vốn;
c) Kế hoạch vốn;
d) Kết quả phân bổ vốn;
đ) Kết quả rà soát quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn theo quy định tại Điều 62 Thông tư này;
e) Kết quả thực hiện các yêu cầu, kiến nghị về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của kiểm toán nội bộ, Ngân hàng Nhà nước, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác
Như vậy, theo quy định trên thì báo cáo nội bộ về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của ngân hàng thương mại được thực hiện theo định kỳ hằng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?