Việc quyết định giao chăm sóc thay thế phải được sự đồng ý của người giám hộ đối với những đối tượng nào?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp thắc mắc như sau theo quy định của pháp luật việc quyết định giao chăm sóc thay thế phải được sự đồng ý của người giám hộ đối với những đối tượng nào? Câu hỏi của anh K.H.Q đến từ TP.HCM.

Việc quyết định giao chăm sóc thay thế có phải bảo đảm duy trì liên hệ giữa trẻ em với cha mẹ, các thành viên khác trong gia đình hay không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 63 Luật Trẻ em 2016 về điều kiện chăm sóc thay thế cụ thể như sau:

Điều kiện chăm sóc thay thế
1. Việc quyết định giao chăm sóc thay thế phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 60 của Luật này và đáp ứng các Điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 62 của Luật này;
...

Đồng thời, theo quy định tại khoản 5 Điều 60 Luật Trẻ em 2016 về các yêu cầu đối với việc thực hiện chăm sóc thay thế:

Các yêu cầu đối với việc thực hiện chăm sóc thay thế
...
5. Bảo đảm duy trì liên hệ, đoàn tụ giữa trẻ em với cha, mẹ, các thành viên khác trong gia đình khi đủ Điều kiện, trừ trường hợp việc liên hệ, đoàn tụ không bảo đảm an toàn, không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Như vậy, việc quyết định giao chăm sóc thay thế phải bảo đảm duy trì liên hệ, đoàn tụ giữa trẻ em với cha, mẹ, các thành viên khác trong gia đình khi đủ điều kiện, trừ trường hợp việc liên hệ, đoàn tụ không bảo đảm an toàn, không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Việc quyết định giao chăm sóc thay thế phải được sự đồng ý của người giám hộ đối với những đối tượng nào?

Quyết định giao chăm sóc thay thế phải được sự đồng ý của người giám hộ khi nào?

Việc quyết định giao chăm sóc thay thế phải được sự đồng ý của người giám hộ đối với những đối tượng nào? (Hình từ Internet)

Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 63 Luật Trẻ em 2016 về điều kiện chăm sóc thay thế cụ thể như sau:

Điều kiện chăm sóc thay thế
1. Việc quyết định giao chăm sóc thay thế phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 60 của Luật này và đáp ứng các Điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 62 của Luật này;
b) Việc cho, nhận chăm sóc thay thế đối với trẻ em còn cả cha và mẹ hoặc chỉ còn cha hoặc mẹ nhưng không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha và mẹ, cha hoặc mẹ, trừ trường hợp trẻ em được áp dụng biện pháp can thiệp bảo vệ trẻ em theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều 50, Khoản 3 Điều 52 của Luật này hoặc khi cha, mẹ bị hạn chế quyền của cha, mẹ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Trẻ em 2016 về các trường hợp trẻ em cần chăm sóc thay thế như sau:

Các trường hợp trẻ em cần chăm sóc thay thế
1. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em không nơi nương tựa.
2. Trẻ em không thể sống cùng cha, mẹ vì sự an toàn của trẻ em; cha, mẹ không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em hoặc chính là người xâm hại trẻ em.
3. Trẻ em bị ảnh hưởng của thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang cần được ưu tiên bảo vệ.
4. Trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ.

Như vậy, việc quyết định giao chăm sóc thay thế phải được sự đồng ý của người giám hộ đối với những trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em không nơi nương tựa.

Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi và trẻ em không nơi nương tựa bao gồm những đối tượng cụ thể nào?

- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 56/2017/NĐ-CP là:

+ Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ không có người chăm sóc.

+ Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ được nuôi dưỡng trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em hoặc cơ sở trợ giúp xã hội.

+ Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ sống với người thân thích.

+ Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ được nhận chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình không phải người thân thích, trừ trường hợp được nhận làm con nuôi.

- Trẻ em bị bỏ rơi theo quy định tại Điều 4 Nghị định 56/2017/NĐ-CP là:

+ Trẻ em bị bỏ rơi chưa được chăm sóc thay thế.

+ Trẻ em bị bỏ rơi được chăm sóc thay thế.

- Trẻ em không nơi nương tựa theo quy định tại Điều 5 Nghị định 56/2017/NĐ-CP

+ Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật.

+ Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc không còn khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng.

+ Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

+ Trẻ em có cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật.

+ Trẻ em có cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội.

+ Trẻ em có cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

+ Trẻ em có cả cha và mẹ không còn khả năng chăm sóc trẻ em.

+ Trẻ em có cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội.

+ Trẻ em có cả cha và mẹ đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

+ Trẻ em có cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

+ Trẻ em sống trong gia đình có cả cha và mẹ trong độ tuổi trẻ em.

+ Trẻ em có cả cha và mẹ bị hạn chế quyền làm cha mẹ hoặc tạm thời cách ly khỏi cha hoặc mẹ theo quy định của pháp luật.

Chăm sóc thay thế cho trẻ em
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định về việc cá nhân, gia đình là người thân thích chăm sóc thay thế cho trẻ em như thế nào?
Pháp luật
UBND cấp xã quyết định giao trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội đến gia đình nhận chăm sóc trong thời hạn nào?
Pháp luật
Có phải biện pháp chăm sóc thay thế chỉ được áp dụng trong trường hợp trẻ em không có cha mẹ không?
Pháp luật
Gia đình nhận chăm sóc thay thế với trẻ sẽ được người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã đánh giá mức độ phù hợp dựa trên những cơ sở nào?
Pháp luật
Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có phải cung cấp thông tin của trẻ em cần chăm sóc thay thế cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế không?
Pháp luật
Việc giao nhận trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế được thực hiện khi nào?
Pháp luật
UBND có phải thống nhất với cơ sở trợ giúp xã hội trước khi duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp của trẻ em đang được nhận chăm sóc thay thế tại cơ sở không?
Pháp luật
Quyết định chấm dứt việc chăm sóc trẻ em tại cơ sở trợ giúp xã hội để chuyển trẻ em đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế phải ban hành trong thời gian nào?
Pháp luật
UBND có phải thống nhất với cơ sở trợ giúp xã hội việc lựa chọn gia đình nhận chăm sóc thay thế trẻ em đang sống tại cơ sở trợ giúp xã hội hay không?
Pháp luật
Khi trẻ em được chăm sóc thay thế dài hạn và đủ 16 tuổi thì người làm công tác bảo vệ trẻ em có phải đánh giá tình trạng của đối tượng không?
Pháp luật
Trước khi được nhận chăm sóc thay thế trẻ em phải được được tiếp xúc, làm quen với gia đình nhận chăm sóc thay thế trẻ em bao nhiêu lần?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chăm sóc thay thế cho trẻ em
479 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chăm sóc thay thế cho trẻ em

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chăm sóc thay thế cho trẻ em

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào