Việc quản lý, sử dụng đường dây nóng của Tổng cục Hải quan theo quy định phải đảm bảo những nguyên tắc gì?
Đường dây nóng của Tổng cục Hải quan được thông báo công khai trên những phương tiện nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận, xử lý tin báo qua đường dây nóng của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 3899/QĐ-TCHQ năm 2016 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đường dây nóng của Tổng cục Hải quan là đường dây nóng tổng đài 19009299, được thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử hải quan, các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống đường dây nóng nhánh để tiếp nhận, xử lý tin báo liên quan đến lĩnh vực hải quan.
2. Tin báo là tin do cá nhân, tổ chức cung cấp cho cơ quan Hải quan qua đường dây nóng gồm:
a) Tố giác, tin báo về tội phạm được quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 02/8/2013 hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
b) Tin báo về hành vi buôn lậu, gian lận thương mại là tin báo về hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan;
c) Tin báo về hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực là tin báo về hành vi phiền hà, sách nhiễu, lạm quyền; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định trong quá trình thực thi nhiệm vụ của công chức Hải quan;
d) Tin báo liên quan đến thủ tục hải quan là tin báo về những vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.
...
Như vậy, theo quy định, đường dây nóng của Tổng cục Hải quan được thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử hải quan, các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống đường dây nóng nhánh để tiếp nhận, xử lý tin báo liên quan đến lĩnh vực hải quan.
Đường dây nóng của Tổng cục Hải quan được thông báo công khai trên những phương tiện nào? (Hình từ Internet)
Việc quản lý, sử dụng đường dây nóng của Tổng cục Hải quan theo quy định phải đảm bảo những nguyên tắc gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận, xử lý tin báo qua đường dây nóng của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 3899/QĐ-TCHQ năm 2016 quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận, xử lý tin báo qua đường dây nóng như sau:
Nguyên tắc quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận, xử lý tin báo qua đường dây nóng
1. Nguyên tắc quản lý, sử dụng đường dây nóng.
a) Việc tiếp nhận tin báo phải được thực hiện qua đường dây nóng tổng đài 19009299 và chuyển đến hệ thống đường dây nóng nhánh tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này để xử lý theo quy định. Nội dung cuộc gọi qua số điện thoại đường dây nóng được ghi âm, lưu trữ và quản lý theo chế độ MẬT.
b) Đảm bảo hoạt động thông suốt, liên tục 24/24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần;
c) Chỉ công chức được giao quản lý, sử dụng đường dây nóng được sử dụng để tiếp nhận và xử lý tin báo theo quy định tại Quy chế này; nghiêm cấm sử dụng đường dây nóng vào mục đích cá nhân;
d) Công chức được giao quản lý, sử dụng đường dây nóng vắng mặt phải báo cáo bằng văn bản và được sự đồng ý của lãnh đạo đơn vị. Việc giao công chức khác quản lý, sử dụng đường dây nóng phải được thực hiện bằng văn bản.
2. Nguyên tắc tiếp nhận, xử lý tin báo:
a) Việc tiếp nhận, xử lý tin báo đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền; tuân thủ quy định của pháp luật và Quy chế này;
b) Đảm bảo giữ bí mật về danh tính, số điện thoại, địa chỉ, nội dung phản ánh của các tổ chức, cá nhân báo tin và bí mật thông tin của cơ quan quản lý nhà nước;
...
Như vậy, theo quy định, việc quản lý, sử dụng đường dây nóng của Tổng cục Hải quan phải đảm bảo những nguyên tắc sau đây:
(1) Việc tiếp nhận tin báo phải được thực hiện qua đường dây nóng tổng đài 19009299 và chuyển đến hệ thống đường dây nóng nhánh tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận, xử lý tin báo qua đường dây nóng của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 3899/QĐ-TCHQ năm 2016 để xử lý theo quy định.
Nội dung cuộc gọi qua số điện thoại đường dây nóng được ghi âm, lưu trữ và quản lý theo chế độ MẬT.
(2) Đảm bảo hoạt động thông suốt, liên tục 24/24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần;
(3) Chỉ công chức được giao quản lý, sử dụng đường dây nóng được sử dụng để tiếp nhận và xử lý tin báo theo quy định tại Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận, xử lý tin báo qua đường dây nóng của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 3899/QĐ-TCHQ năm 2016.
Nghiêm cấm sử dụng đường dây nóng vào mục đích cá nhân;
(4) Công chức được giao quản lý, sử dụng đường dây nóng vắng mặt phải báo cáo bằng văn bản và được sự đồng ý của lãnh đạo đơn vị.
Việc giao công chức khác quản lý, sử dụng đường dây nóng phải được thực hiện bằng văn bản.
Đường dây nóng do Cục Điều tra chống buôn lậu quản lý, sử dụng tiếp nhận những tin báo nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận, xử lý tin báo qua đường dây nóng của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 3899/QĐ-TCHQ năm 2016 quy định về đơn vị quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận tin báo qua đường dây nóng như sau:
Đơn vị quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận tin báo qua đường dây nóng
1. Tổng cục Hải quan
a) Đường dây nóng do Cục Điều tra chống buôn lậu quản lý, sử dụng tiếp nhận tin báo:
a.1) Tố giác, tin báo về tội phạm;
a. 2) Tin báo về hành vi buôn lậu, gian lận thương mại;
b) Đường dây nóng do Vụ Thanh tra - Kiểm tra quản lý, sử dụng tiếp nhận tin báo về hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực;
c) Đường dây nóng do Cục Giám sát quản lý về hải quan quản lý, sử dụng tiếp nhận tin báo liên quan đến thủ tục hải quan thuộc thẩm quyền xử lý của Tổng cục.
2. Đường dây nóng do các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố; các Chi cục và tương đương trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố quản lý, sử dụng tiếp nhận tin báo thuộc thẩm quyền gồm:
a) Tố giác, tin báo về tội phạm;
b) Tin báo về hành vi buôn lậu, gian lận thương mại;
c) Tin báo về hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực;
d) Tin báo liên quan đến thủ tục hải quan.
Như vậy, theo quy định, đường dây nóng do Cục Điều tra chống buôn lậu quản lý, sử dụng tiếp nhận những tin báo sau đây:
(1) Tố giác, tin báo về tội phạm;
(2) Tin báo về hành vi buôn lậu, gian lận thương mại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?