Việc quản lý cán bộ trong ngành Kiểm sát nhân dân được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
- Việc quản lý cán bộ trong ngành Kiểm sát nhân dân được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
- Trong quản lý cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm và thẩm quyền gì về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ?
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quyền quyết định hạ bậc lương đối với những cán bộ nào?
Việc quản lý cán bộ trong ngành Kiểm sát nhân dân được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Quy chế phân cấp quản lý cán bộ ban hành kèm theo Quyết định 1183/2007/QĐ-VKSTC quy định về nguyên tắc quản lý cán bộ như sau:
Nguyên tắc quản lý cán bộ
Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và thống nhất trong công tác cán bộ:
1. Công tác cán bộ của ngành Kiểm sát nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là tập thể Ban Cán sự đảng, có sự thống nhất với Đảng ủy cơ quan và cấp ủy địa phương.
2. Ban Cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền quyết định mọi nội dung trong công tác cán bộ.
3. Viện trưởng đề xuất nội dung, tập thể Ban Cán sự đảng, cấp ủy đơn vị thảo luận dân chủ và quyết nghị theo đa số; Viện trưởng ban hành quyết định và tổ chức thực hiện.
4. Cá nhân đề xuất, cơ quan tham mưu thẩm định, tập thể quyết định và chịu trách nhiệm về đề xuất, thẩm định, quyết định của mình.
Như vậy, theo quy định thì việc quản lý cán bộ trong ngành Kiểm sát nhân dân được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ và thống nhất trong công tác cán bộ, cụ thể:
(1) Công tác cán bộ của ngành Kiểm sát nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là tập thể Ban Cán sự đảng, có sự thống nhất với Đảng ủy cơ quan và cấp ủy địa phương.
(2) Ban Cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền quyết định mọi nội dung trong công tác cán bộ.
(3) Viện trưởng đề xuất nội dung, tập thể Ban Cán sự đảng, cấp ủy đơn vị thảo luận dân chủ và quyết nghị theo đa số; Viện trưởng ban hành quyết định và tổ chức thực hiện.
(4) Cá nhân đề xuất, cơ quan tham mưu thẩm định, tập thể quyết định và chịu trách nhiệm về đề xuất, thẩm định, quyết định của mình.
Việc quản lý cán bộ trong ngành Kiểm sát nhân dân được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Trong quản lý cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm và thẩm quyền gì về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ?
Căn cứ Điều 11 Quy chế phân cấp quản lý cán bộ ban hành kèm theo Quyết định 1183/2007/QĐ-VKSTC quy định về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ như sau:
Bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ
1. Quyết định danh sách ủy viên Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và danh sách thành viên ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
2. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ quản lý hành chính và các chức danh pháp lý của ngành Kiểm sát (trừ chức vụ Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao).
3. Quyết định tổ chức thi nâng ngạch Kiểm tra viên các cấp và bổ nhiệm cán bộ vào các ngạch Kiểm tra viên cao cấp, Kiểm tra viên chính và Kiểm tra viên.
Như vậy, trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có những trách nhiệm và thẩm quyền sau:
(1) Quyết định danh sách ủy viên Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Quyết định danh sách thành viên ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
(2) Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ quản lý hành chính và các chức danh pháp lý của ngành Kiểm sát.
Trừ chức vụ Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
(3) Quyết định tổ chức thi nâng ngạch Kiểm tra viên các cấp và bổ nhiệm cán bộ vào các ngạch Kiểm tra viên cao cấp, Kiểm tra viên chính và Kiểm tra viên.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quyền quyết định hạ bậc lương đối với những cán bộ nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 12 Quy chế phân cấp quản lý cán bộ ban hành kèm theo Quyết định 1183/2007/QĐ-VKSTC quy định về việc xử lý kỷ luật cán bộ như sau:
Xử lý kỷ luật cán bộ
1. Quyết định cách chức chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Điều tra viên các cấp.
2. Thành lập Hội đồng kỷ luật và quyết định kỷ luật đối với Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cán bộ công tác tại các đơn vị trực thuộc.
3. Quyết định hạ bậc lương, hạ ngạch công chức, cách chức hoặc buộc thôi việc đối với cán bộ là Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
4. Quyết định hạ ngạch công chức, buộc thôi việc đối với cán bộ ngạch Chuyên viên chính và tương đương trở lên.
5. Giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật:
a - Lần thứ nhất đối với những trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này.
b - Lần thứ hai đối với các quyết định thi hành kỷ luật cán bộ do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh ban hành.
Như vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quyền quyết định hạ bậc lương đối với những cán bộ sau:
(1) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;
(2) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?