Việc quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm là gì?
- Cơ quan quản lý chuyên môn về quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm được quy định như thế nào?
- Việc quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm là gì?
Quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm được giải thích tại khoản 15 Điều 3 Thông tư 02/2013/TT-BNNPTNT như sau:
Quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh: là quản lý an toàn thực phẩm được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối từ công đoạn sản xuất ban đầu đến sơ chế, chế biến, phân phối.
Như vậy, theo quy định trên thì quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm là quản lý an toàn thực phẩm được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối từ công đoạn sản xuất ban đầu đến sơ chế, chế biến, phân phối.
Quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm (Hình từ Internet)
Cơ quan quản lý chuyên môn về quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm được quy định như thế nào?
Cơ quan quản lý chuyên môn về quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 02/2013/TT-BNNPTNT như sau:
Cơ quan quản lý chuyên môn
1. Về phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm
a) Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm đối với thủy sản, sản phẩm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm; đồng thời là Cơ quan đầu mối phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Cục Bảo vệ Thực vật là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm đối với thực vật và sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm.
c) Cục Thú y là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm đối với động vật và sản phẩm động vật trên cạn dùng làm thực phẩm.
(sau đây gọi tắt các cơ quan nêu trên là Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương)
2. Về quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm
a) Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương: chủ trì thực hiện kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và muối có xuất khẩu theo lĩnh vực được phân công quản lý.
b) Cơ quan quản lý chuyên môn địa phương: là các cơ quan quản lý chuyên ngành do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công thực hiện nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thuỷ sản và muối tại địa phương, chịu trách nhiệm chủ trì thực hiện kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối chỉ tiêu thụ nội địa thuộc phạm vi được phân công quản lý.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan quản lý chuyên môn về quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm được quy định như sau:
- Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương: chủ trì thực hiện kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và muối có xuất khẩu theo lĩnh vực được phân công quản lý.
- Cơ quan quản lý chuyên môn địa phương: là các cơ quan quản lý chuyên ngành do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công thực hiện nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thuỷ sản và muối tại địa phương, chịu trách nhiệm chủ trì thực hiện kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối chỉ tiêu thụ nội địa thuộc phạm vi được phân công quản lý.
Việc quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Việc quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm được thực hiện theo nguyên tắc tại Điều 22 Thông tư 02/2013/TT-BNNPTNT như sau:
Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm
1. Quản lý an toàn thực phẩm được thực hiện trong toàn bộ chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối từ các công đoạn sản xuất ban đầu đến phân phối thực phẩm.
2. Cơ sở tham gia vào chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và muối chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm được sản xuất, kinh doanh tại Cơ sở.
3. Hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm phải được thực hiện tại từng công đoạn trong toàn bộ chuỗi sản xuất kinh doanh trên cơ sở phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm.
Như vậy, việc quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Quản lý an toàn thực phẩm được thực hiện trong toàn bộ chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối từ các công đoạn sản xuất ban đầu đến phân phối thực phẩm.
- Cơ sở tham gia vào chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và muối chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm được sản xuất, kinh doanh tại Cơ sở.
- Hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm phải được thực hiện tại từng công đoạn trong toàn bộ chuỗi sản xuất kinh doanh trên cơ sở phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?