Việc phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện bằng các hình thức nào?
Việc phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện bằng các hình thức nào?
Căn cứ vào Điều 56 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Hình thức phục hồi danh dự
1. Việc phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
a) Trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai tại nơi cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc tại nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại;
b) Đăng báo xin lỗi và cải chính công khai.
2. Việc phục hồi danh dự đối với cá nhân là người bị thiệt hại trong trường hợp bị buộc thôi việc trái pháp luật, bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện bằng hình thức đăng báo xin lỗi và cải chính công khai.
Như vậy, việc phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
- Trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai tại nơi cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc tại nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại;
- Đăng báo xin lỗi và cải chính công khai.
- Việc phục hồi danh dự đối với cá nhân là người bị thiệt hại trong trường hợp bị buộc thôi việc trái pháp luật, bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện bằng hình thức đăng báo xin lỗi và cải chính công khai.
Phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại (Hình từ Internet)
Người thi hành công vụ gây ra thiệt hại thì Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm liên quan không?
Căn cứ vào Điều 58 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai
1. Việc tổ chức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai quy định tại điểm a khoản 1 Điều 56 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý hoặc yêu cầu của người bị thiệt hại về việc phục hồi danh dự quy định tại Điều 41 hoặc Điều 57 của Luật này, Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm tổ chức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai;
b) Thành phần tham gia buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai bao gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, trường hợp người thi hành công vụ gây ra thiệt hại thì Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm tổ chức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai.
Thành phần và thủ tục trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai quy định được thực hiện theo quy định của Điều 23 Nghị định 68/2018/NĐ-CP.
Văn bản xin lỗi và cải chính công khai phải có các nội dung gì?
Căn cứ vào Điều 24 Nghị định 68/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung văn bản xin lỗi và cải chính công khai
Văn bản xin lỗi và cải chính công khai phải có nội dung chính sau đây:
1. Tên cơ quan, nơi đặt trụ sở của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
2. Họ và tên, chức vụ, chức danh của người trình bày văn bản xin lỗi và cải chính công khai;
3. Họ và tên, địa chỉ của người bị thiệt hại;
4. Các cơ quan nhà nước liên quan đến việc gây thiệt hại;
5. Tóm tắt hành vi gây thiệt hại, nguyên nhân dẫn đến việc gây thiệt hại cho người bị thiệt hại;
6. Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại đã thấy được đầy đủ những sai phạm và hậu quả của sai phạm do người thi hành công vụ thuộc thẩm quyền quản lý của mình gây ra;
7. Thay mặt Nhà nước, đại diện lãnh đạo cơ quan xin lỗi người bị thiệt hại, gia đình, người thân của người bị thiệt hại, cơ quan (nếu có) của người người bị thiệt hại và nhân dân; mong muốn người bị thiệt hại chấp nhận lời xin lỗi và cam kết xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật người thi hành công vụ đã có hành vi gây thiệt hại.
Như vậy, văn bản xin lỗi và cải chính công khai phải có nội dung chính sau đây:
- Tên cơ quan, nơi đặt trụ sở của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
- Họ và tên, chức vụ, chức danh của người trình bày văn bản xin lỗi và cải chính công khai;
- Họ và tên, địa chỉ của người bị thiệt hại;
- Các cơ quan nhà nước liên quan đến việc gây thiệt hại;
- Tóm tắt hành vi gây thiệt hại, nguyên nhân dẫn đến việc gây thiệt hại cho người bị thiệt hại;
- Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại đã thấy được đầy đủ những sai phạm và hậu quả của sai phạm do người thi hành công vụ thuộc thẩm quyền quản lý của mình gây ra;
- Thay mặt Nhà nước, đại diện lãnh đạo cơ quan xin lỗi người bị thiệt hại, gia đình, người thân của người bị thiệt hại, cơ quan (nếu có) của người người bị thiệt hại và nhân dân; mong muốn người bị thiệt hại chấp nhận lời xin lỗi và cam kết xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật người thi hành công vụ đã có hành vi gây thiệt hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thủ tục đăng ký giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ở cấp huyện theo Quyết định 1739 gồm những gì?
- Kịch bản Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025 ngắn gọn? Hướng dẫn tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025?
- Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra sao?
- Mẫu điều lệ mẫu của quỹ từ thiện theo Nghị định 136? Điều lệ quỹ từ thiện gồm những nội dung nào?
- Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi 2025 gồm những gì? Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?