Việc phòng chống mua bán người được Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện như thế nào? Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân sẽ có trách nhiệm ra sao?

Cho hỏi việc phòng chống mua bán người được Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện như thế nào? Bên cạnh đó thì việc phòng chống mua bán người trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân sẽ ra sao? Đây là câu hỏi của bạn Mai Linh đến từ Lâm Đồng.

Việc phòng chống mua bán người được Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 50 Luật Phòng chống mua bán người 2011 như sau:

Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
1. Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 16 của Luật này.
2. Quản lý chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra, thanh tra cơ sở cung cấp dịch vụ Internet nhằm phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng hoạt động này để mua bán người.

Dẫn chiếu đến Điều 16 Luật Phòng chống mua bán người 2011 như sau:

Cơ quan thông tin đại chúng tham gia phòng ngừa mua bán người
1. Đưa tin kịp thời, chính xác chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người; phản ánh trung thực về tình hình mua bán người và công tác phòng, chống mua bán người; nêu gương các điển hình tiên tiến trong phòng, chống mua bán người, mô hình phòng, chống mua bán người có hiệu quả.
2. Giữ bí mật thông tin về nạn nhân.
3. Lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người với các chương trình thông tin, tuyên truyền khác.

Theo quy định trên có thể thấy rằng trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông như sau:

+ Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 16 của Luật này.

+ Quản lý chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra, thanh tra cơ sở cung cấp dịch vụ Internet nhằm phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng hoạt động này để mua bán người.

Mua bán người

Mua bán người (Hình từ Internet)

Phòng chống mua bán người thì trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân sẽ ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 51 Luật Phòng chống mua bán người 2011 như sau:

Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân
1. Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong đấu tranh phòng, chống mua bán người.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện việc thống kê tội phạm mua bán người.

Theo đó, có thể thấy rằng Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân sẽ có trách nhiệm trong việc phòng chống mua bán người như sau:

+ Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong đấu tranh phòng, chống mua bán người.

+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện việc thống kê tội phạm mua bán người.

Như vậy, có thể thấy rằng phòng chống mua bán người trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân sẽ thực hiện theo quy định trên.

Ủy ban nhân dân các cấp sẽ làm gì để phòng chống mua bán người?

Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Luật Phòng chống mua bán người 2011 như sau:

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
a) Lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội;
b) Tổ chức thực hiện công tác phòng, chống mua bán người;
c) Bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống mua bán người;
d) Xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người;
đ) Tổ chức thực hiện công tác quản lý an ninh, trật tự để phòng, chống mua bán người.
2. Cùng với việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã còn có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ chức, tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn về phòng, chống mua bán người ở cơ sở
b) Tiếp nhận nạn nhân và thực hiện việc hỗ trợ cho nạn nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật này;
c) Tạo điều kiện cho nạn nhân hòa nhập cộng đồng.

Theo đó, Ủy ban nhân dân các cấp sẽ có trách nhiệm trong công cuộc phòng chống mua bán người như sau:

+ Lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội;

+ Tổ chức thực hiện công tác phòng, chống mua bán người;

+ Bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống mua bán người;

+ Xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người;

+ Tổ chức thực hiện công tác quản lý an ninh, trật tự để phòng, chống mua bán người.

Bên cạnh đó thì Ủy ban nhân dân các cấp còn phải có trách nhiệm:

+ Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ chức, tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn về phòng, chống mua bán người ở cơ sở

+ Tiếp nhận nạn nhân và thực hiện việc hỗ trợ cho nạn nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật này;

+ Tạo điều kiện cho nạn nhân hòa nhập cộng đồng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

845 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào