Việc phối hợp hoạt động quản lý tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
- Việc phối hợp hoạt động quản lý tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
- Trách nhiệm tổ chức phối hợp hoạt động quản lý tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam của Cục Hàng hải Việt Nam được quy định thế nào?
- Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác có những trách nhiệm gì trong việc phối hợp hoạt động quản lý tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam?
Việc phối hợp hoạt động quản lý tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Theo Điều 12 Nghị định 16/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc và trách nhiệm phối hợp hoạt động quản lý như sau:
Nguyên tắc và trách nhiệm phối hợp hoạt động quản lý
1. Cục Hàng hải Việt Nam chủ trì, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong quản lý tuyến hàng hải và luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ quản lý tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam theo các quy định của pháp luật, không gây phiền hà, làm ảnh hưởng đến quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gồm: Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ khi thi hành nhiệm vụ quản lý tuyến hàng hải nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đi qua không gây hại của tàu thuyền trên tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam.
3. Các vướng mắc phát sinh liên quan đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đều phải được trao đổi thống nhất để giải quyết kịp thời; trường hợp không thống nhất, phải kịp thời thông báo cho Cục Hàng hải Việt Nam giải quyết theo quy định của pháp luật.
4. Trong trường hợp có vướng mắc phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành nào thì cơ quan đó phải kịp thời báo cáo bộ, ngành quản lý cấp trên của mình để giải quyết ngay. Khi cần thiết, các bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để giải quyết nhưng chậm nhất là sau 04 giờ, kể từ khi nhận được báo cáo, các bộ, ngành phải thông báo quyết định xử lý của mình cho cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan biết.
5. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan khác tại khu vực để tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật đối với mọi hoạt động hàng hải trên tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam.
Theo đó, việc phối hợp hoạt động quản lý tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam được thực hiện dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 12 nêu trên.
Tuyến hàng hải (Hình từ Internet)
Trách nhiệm tổ chức phối hợp hoạt động quản lý tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam của Cục Hàng hải Việt Nam được quy định thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 16/2018/NĐ-CP về nội dung phối hợp hoạt động quản lý tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam như sau:
Nội dung phối hợp hoạt động quản lý tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam
1. Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm tổ chức phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, bao gồm:
a) Chủ trì việc phối hợp hoạt động quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành;
b) Tổ chức và chủ trì các hội nghị, cuộc họp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan khác hoạt động trên tuyến hàng hải để trao đổi thống nhất việc giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình quản lý tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam;
c) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu các lực lượng thực hiện truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm pháp luật trong lãnh hải Việt Nam; yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác thông báo kịp thời kết quả quản lý trên tuyến hàng hải đã được công bố và biện pháp giải quyết những vướng mắc phát sinh; yêu cầu chủ tàu, thuyền trưởng của tàu thuyền và các cơ quan, tổ chức liên quan khác cung cấp số liệu, thông tin về hoạt động hàng hải trên tuyến hàng hải;
d) Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại khu vực để giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền của tỉnh hoặc thành phố đó có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước chuyên ngành tại tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam.
...
Theo đó, khi tổ chức phối hợp hoạt động quản lý tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam thì Cục Hàng hải Việt Nam có những trách nhiệm được quy định tại khoản 1 Điều 13 nêu trên.
Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác có những trách nhiệm gì trong việc phối hợp hoạt động quản lý tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Nghị định 16/2018/NĐ-CP quy định về nội dung phối hợp hoạt động quản lý tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam như sau:
Nội dung phối hợp hoạt động quản lý tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam
...
2. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác có trách nhiệm:
a) Phối hợp chặt chẽ để giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các thủ tục liên quan đến tàu thuyền, hàng hóa, hành khách và thuyền viên khi hoạt động trên tuyến hàng hải theo quy định tại Nghị định này;
b) Thông báo kịp thời cho Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cảng vụ Hàng hải khu vực biết kết quả giải quyết thủ tục liên quan đến tàu thuyền, hàng hóa, thuyền viên, hành khách khi hoạt động trên tuyến hàng hải;
c) Thông báo ngay cho Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cảng vụ Hàng hải khu vực biết để phối hợp giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh sau khi nhận và xử lý thông tin từ Cảng vụ Hàng hải khu vực hoặc chủ tàu thuyền cung cấp.
Như vậy, trong việc phối hợp hoạt động quản lý tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam thì các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác có những trách nhiệm được quy định tại khoản 2 Điều 13 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?