Việc phối hợp giữa các cơ sở y tế trong quản lý bệnh lao phải bảo đảm các nguyên tắc nào? Việc phối hợp chuyển người nghi mắc lao như thế nào?
Việc phối hợp giữa các cơ sở y tế trong quản lý bệnh lao phải bảo đảm các nguyên tắc nào?
Việc phối hợp giữa các cơ sở y tế trong quản lý bệnh lao phải bảo đảm các nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2013/TT-BYT như sau:
Nguyên tắc phối hợp
1. Bảo đảm các ca bệnh lao đều phải được theo dõi và báo cáo với Chương trình chống lao.
2. Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, hợp tác, tương trợ lẫn nhau giữa các cơ sở y tế tham gia phối hợp.
3. Huy động các nguồn lực xã hội trong phòng chống bệnh lao.
Như vậy, theo quy định trên thì việc phối hợp giữa các cơ sở y tế trong quản lý bệnh lao phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm các ca bệnh lao đều phải được theo dõi và báo cáo với Chương trình chống lao.
- Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, hợp tác, tương trợ lẫn nhau giữa các cơ sở y tế tham gia phối hợp.
- Huy động các nguồn lực xã hội trong phòng chống bệnh lao.
Cơ sở y tế (Hình từ Internet)
Việc phối hợp chuyển người nghi mắc lao giữa các cơ sở y tế được quy định như thế nào?
Việc phối hợp chuyển người nghi mắc lao giữa các cơ sở y tế được quy định tại Điều 4 Thông tư 02/2013/TT-BYT như sau:
Phối hợp chuyển người nghi mắc lao, thu nhận và chuyển mẫu đờm để xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao
1. Phối hợp chuyển người nghi mắc lao
a) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân đều có thể tham gia chuyển người nghi mắc lao và được hướng dẫn nhận biết các dấu hiệu nghi mắc lao.
b) Khi phát hiện người nghi mắc lao, cơ sở y tế thực hiện giới thiệu người bệnh đó tới các cơ sở chuyên khoa lao hoặc các cơ sở y tế có đăng ký tham gia chẩn đoán bệnh lao.
c) Cơ sở y tế tiếp nhận người nghi mắc lao có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người bệnh được khám, xét nghiệm, chẩn đoán bệnh lao kịp thời.
2. Phối hợp thu nhận và chuyển mẫu đờm để xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao
a) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thu nhận và vận chuyển mẫu đờm để chẩn đoán bệnh lao được Chương trình chống lao hướng dẫn nhận biết các dấu hiệu nghi lao, cách lấy mẫu, đóng gói, vận chuyển đờm và phòng chống lây nhiễm.
b) Cơ sở y tế tham gia thu nhận và chuyển mẫu đờm thực hiện thu nhận, bảo quản và vận chuyển mẫu đờm tới cơ sở y tế có đăng ký tham gia chẩn đoán bệnh lao.
c) Cơ sở y tế đăng ký tham gia chẩn đoán bệnh lao tiếp nhận, thực hiện xét nghiệm và phản hồi kết quả chẩn đoán cho nơi chuyển.
Như vậy, theo quy định trên thì việc phối hợp chuyển người nghi mắc lao giữa các cơ sở y tế được quy định như sau:
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân đều có thể tham gia chuyển người nghi mắc lao và được hướng dẫn nhận biết các dấu hiệu nghi mắc lao.
- Khi phát hiện người nghi mắc lao, cơ sở y tế thực hiện giới thiệu người bệnh đó tới các cơ sở chuyên khoa lao hoặc các cơ sở y tế có đăng ký tham gia chẩn đoán bệnh lao.
- Cơ sở y tế tiếp nhận người nghi mắc lao có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người bệnh được khám, xét nghiệm, chẩn đoán bệnh lao kịp thời.
Đơn vị chống lao tuyến trung ương có trách nhiệm như thế nào khi phối hợp các cơ sở y tế trong quản lý bệnh lao?
Đơn vị chống lao tuyến trung ương có trách nhiệm như thế nào khi phối hợp các cơ sở y tế trong quản lý bệnh lao, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 02/2013/TT-BYT như sau:
Các cơ sở y tế trong mạng lưới phòng chống lao
1. Trách nhiệm:
a) Đơn vị chống lao tuyến trung ương:
- Chỉ đạo và hướng dẫn Chương trình chống lao tuyến tỉnh thực hiện phối hợp giữa các cơ sở y tế trong quản lý bệnh lao.
- Tổ chức tập huấn cho các cán bộ nòng cốt của Chương trình chống lao tuyến tỉnh về cách thức phối hợp giữa các cơ sở y tế trong quản lý bệnh lao.
- Phát triển tài liệu, sổ sách, biểu mẫu; lập kế hoạch mua vật tư, trang thiết bị, thuốc và các khoản kinh phí cần thiết cho hoạt động phối hợp giữa các cơ sở y tế trong quản lý bệnh lao (nếu có) để phân bổ cho các tỉnh/thành phố.
…
Theo đó, khi phối hợp các cơ sở y tế trong quản lý bệnh lao thì đơn vị chống lao tuyến trung ương có các trách nhiệm sau:
- Chỉ đạo và hướng dẫn Chương trình chống lao tuyến tỉnh thực hiện phối hợp giữa các cơ sở y tế trong quản lý bệnh lao.
- Tổ chức tập huấn cho các cán bộ nòng cốt của Chương trình chống lao tuyến tỉnh về cách thức phối hợp giữa các cơ sở y tế trong quản lý bệnh lao.
- Phát triển tài liệu, sổ sách, biểu mẫu; lập kế hoạch mua vật tư, trang thiết bị, thuốc và các khoản kinh phí cần thiết cho hoạt động phối hợp giữa các cơ sở y tế trong quản lý bệnh lao (nếu có) để phân bổ cho các tỉnh/thành phố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?