Việc phân loại bình chữa cháy nhằm mục đích gì? Bình chữa cháy phải có những tài liệu hướng dẫn nào?
Việc phân loại bình chữa cháy nhằm mục đích gì?
Theo quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-1:2004 (ISO 11602-1:2000) về phòng cháy, chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy - Phần 1: Lựa chọn và bố trí:
4. PHÂN LOẠI, CÔNG SUẤT VÀ ĐẶC TÍNH CỦA BÌNH CHỮA CHÁY
4.1. Bình chữa cháy được phân loại để sử dụng phù hợp đối với loại đám cháy và được các phòng thử nghiệm xác định về hiệu quả chữa cháy tương đối. Điều đó dựa trên cơ sở phân loại đám cháy và khả năng chữa cháy được xác định bằng phép thử dập lửa.
4.2. Phân loại đám cháy như sau
- Loại A: Đám cháy của vật liệu rắn, thường là chất hữu cơ, trong đó sự cháy thường diễn ra cùng với sự tạo than hồng.
- Loại B: Đám cháy của các chất lỏng hoặc chất rắn hóa lỏng được.
- Loại C: Đám cháy của các chất khí.
- Loại D: Đám cháy của kim loại.
4.3. Việc phân loại và hệ thống công suất được viện dẫn trong tiêu chuẩn này được mô tả trong TCVN 7026:2002 và TCVN 7027:2002.
4.4. Bình chữa cháy được sử dụng tuân theo TCVN 7026:2002 và TCVN 7027:2002.
4.5. Việc nhận dàng và tổ chức chứng nhận, phân loại bình chữa cháy và công suất, tiêu chuẩn đặc tính mà bình chữa cháy đạt được phải ghi nhãn một cách rõ ràng trên từng bình chữa cháy.
Như vậy, theo quy định nêu trên, bình chữa cháy được phân loại để sử dụng phù hợp đối với loại đám cháy và được các phòng thử nghiệm xác định về hiệu quả chữa cháy tương đối.
Việc phân loại bình chữa cháy được thực hiện dựa trên cơ sở phân loại đám cháy và khả năng chữa cháy được xác định bằng phép thử dập lửa.
Việc phân loại bình chữa cháy nhằm mục đích gì? Bình chữa cháy phải có những tài liệu hướng dẫn nào? (Hình từ Internet).
Việc lựa chọn bình chữa cháy đối với từng trường hợp nhất định phải được xác định dựa trên cơ sở nào?
Theo quy định tại tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-1:2004 (ISO 11602-1:2000) về phòng cháy, chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy - Phần 1: Lựa chọn và bố trí, cụ thể như sau:
6. LỰA CHỌN BÌNH CHỮA CHÁY
6.1. Quy định chung
Việc lựa chọn bình chữa cháy đối với từng trường hợp nhất định phải được xác định theo tính chất và mức độ của đám cháy, kết cấu và vị trí, nơi có người, các mối nguy hiểm phải đối phó, điều kiện nhiệt độ phòng và các yếu tố khác. Số lượng, công suất, việc bố trí và giới hạn sử dụng của các bình chữa cháy được quy định đáp ứng các yêu cầu của điều 7.
6.2. Bình chữa cháy halon
Việc sử dụng bình chữa cháy halon phải được giới hạn ở nơi mà chất chữa cháy sạch cần thiết để dập tắt đám cháy một cách hiệu quả mà không làm hư hỏng thiết bị hoặc khu vực bảo vệ, hoặc ở nơi mà việc sử dụng chất chữa cháy khác có thể gây nguy hiểm đối với con người trong khu vực này.
6.3. Lựa chọn theo mối nguy hiểm
6.3.1. Bình chữa cháy được lựa chọn theo các mối nguy hiểm phải bảo vệ.
6.3.2. Bình chữa cháy trang bị ở khu vực có mối nguy hiểm loại A phải được lựa chọn từ các bình chữa cháy có công suất loại A thích hợp.
Lưu ý: Đối với bình chữa cháy halon, xem 6.2.
6.3.3. Bình chữa cháy trang bị ở khu vực có mối nguy hiểm loại B phải được lựa chọn từ các bình chữa cháy có công suất loại B thích hợp.
Lưu ý: Đối với bình chữa cháy halon, xem 6.2.
6.3.4. Bình chữa cháy trang bị ở khu vực có mối nguy hiểm loại C phải là loại bình chữa cháy bằng bột.
6.3.5. Bình chữa cháy trang bị ở khu vực có mối nguy hiểm loại D phải là loại thích hợp cho việc chữa cháy kim loại cháy được.
6.3.6. Bình chữa cháy trang bị ở khu vực có mối nguy hiểm liên quan đến thiết bị điện phải là loại cácbon đioxít, bột, halon hoặc các loại chất chữa cháy gốc nước đã được thử nghiệm vì thích hợp cho sử dụng. Lưu ý: Đối với bình chữa cháy halon, xem 6.2.
Bình chữa cháy cácbon đioxít được trang bị loa phun kim loại không được coi là an toàn đối với việc sử dụng trong đám cháy liên quan đến thiết bị điện.
Bình chữa cháy bằng bột có thể dập tắt hiệu quả đám cháy trên thiết bị điện tử tinh vi (nhạy), nhưng hóa chất cặn từ chất chữa cháy có thể làm hư hại nghiêm trọng thiết bị được bảo vệ.
Như vậy, việc lựa chọn bình chữa cháy đối với từng trường hợp nhất định phải được xác định dựa theo tính chất và mức độ của đám cháy, kết cấu và vị trí, nơi có người, các mối nguy hiểm phải đối phó, điều kiện nhiệt độ phòng và các yếu tố khác.
Bình chữa cháy phải có những tài liệu hướng dẫn nào theo quy định pháp luật?
Theo quy định tại Mục 11 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7026:2013 (ISO 7165:2009) về phòng cháy, chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy - Phần 1: Lựa chọn và bố trí thì bình chữa cháy phải đi kèm với các tài liệu hướng dẫn sau đây:
- Sách hướng dẫn cho người sử dụng: Mỗi bình chữa cháy phải được cung cấp một sách hướng dẫn cho người sử dụng.
Sách phải có các hướng dẫn cần thiết, lời cảnh báo và các vấn đề phải chú ý đối với việc lắp đặt, vận hành và kiểm tra bình chữa. Sách cũng thời thiệu các hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất về bảo dưỡng và nạp lại bình chữa cháy.
- Sách hướng dẫn sử dụng: Nhà sản xuất phải tạo sách hướng dẫn sử dụng cho mỗi mẫu (model) bình chữa cháy. Cuốn sách này phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Có các hướng dẫn cần thiết, lời cảnh báo và các vấn đề phải chú ý, mô tả về thiết bị bảo dưỡng và mô tả các hoạt động bảo dưỡng;
+ Có danh mục các số hiệu chi tiết cho tất cả các chi tiết thay thế;
+ Chỉ rõ ràng áp kế lắp trên bình chữa cháy không được sử dụng để xác định (đo) khi đã đạt được áp suất kế làm việc và phải sử dụng bộ điều chỉnh áp suất từ một bình khí cao áp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?