Việc nâng cao nhận thức của người dân về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn thuộc trách nhiệm của cơ quan nào?
- Việc truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn thuộc trách nhiệm của cơ quan nào?
- Cơ quan nào tổng hợp, công bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm trên toàn quốc?
- Có bao nhiêu tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 theo quy định?
Việc truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn thuộc trách nhiệm của cơ quan nào?
Căn cứ khoản 7 Điều 4 Nghị định 07/2021/NĐ-CP thì trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định như sau:
- Truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và người dân về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn; việc rà soát, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo;
- Tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo đầu kỳ; rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025;
+ Phân loại đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội hằng năm;
+ Xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình hằng năm.
- Tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập và khả năng tiếp cận, sử dụng hiệu quả các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân trên địa bàn.
- Căn cứ điều kiện và khả năng thực tế của địa phương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể nâng tiêu chí thu nhập cao hơn chuẩn nghèo đa chiều quốc gia với điều kiện tự cân đối ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật và bổ sung tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (dịch vụ, chỉ số thiếu hụt), điều chỉnh ngưỡng đo lường các chỉ số thiếu hụt để thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
Như vậy, việc truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Việc truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn thuộc trách nhiệm của cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào tổng hợp, công bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm trên toàn quốc?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Quyết định 24/2021/QĐ-TTg năm 2021 quy định về quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025:
Trong đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm như sau:
- Ban hành văn bản hướng dẫn theo quy trình, thủ tục rút gọn về phương pháp rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình và mẫu biểu, báo cáo.
- Chỉ đạo, tập huấn, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025.
- Tổng hợp, công bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm trên toàn quốc.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về hộ nghèo, hộ cận nghèo; tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao cho các địa phương thực hiện.
Như vậy, việc tổng hợp, công bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm trên toàn quốc thuộc trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Ngoài ra, Bộ Tài chính chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương trong việc bảo đảm kinh phí thực hiện công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương trong việc tổng hợp, báo cáo về hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.
Có bao nhiêu tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 theo quy định?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP thì có 02 tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025; cụ thể như sau:
Tiêu chí thu nhập
- Khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/người/tháng.
- Khu vực thành thị: 2.000.000 đồng/người/tháng.
Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản
- Các dịch vụ xã hội cơ bản (06 dịch vụ), gồm:
+ Việc làm;
+ Y tế;
+ Giáo dục;
+ Nhà ở;
+ Nước sinh hoạt và vệ sinh;
+ Thông tin.
- Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm:
+ Việc làm;
+ Người phụ thuộc trong hộ gia đình;
+ Dinh dưỡng;
+ Bảo hiểm y tế;
+ Trình độ giáo dục của người lớn;
+ Tình trạng đi học của trẻ em;
+ Chất lượng nhà ở;
+ Diện tích nhà ở bình quân đầu người;
+ Nguồn nước sinh hoạt;
+ Nhà tiêu hợp vệ sinh;
+ Sử dụng dịch vụ viễn thông;
+ Phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.
Lưu ý: Dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản và ngưỡng thiếu hụt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?