Việc mua sắm tài sản tại cơ quan của Đảng được thực hiện theo phương thức nào? Ai có quyền ra quyết định mua sắm tài sản tại cơ quan của Đảng?
Việc mua sắm tài sản tại cơ quan của Đảng được thực hiện theo phương thức nào?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 165/2017/NĐ-CP có quy định:
Mua sắm tài sản tại cơ quan của Đảng
1. Việc mua sắm trụ sở làm việc và tài sản khác được áp dụng trong trường hợp cơ quan của Đảng chưa có tài sản, còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức hoặc tài sản hiện có theo tiêu chuẩn, định mức đã đủ điều kiện thanh lý nhưng không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp được thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản.
2. Việc mua sắm tài sản tại cơ quan của Đảng được thực hiện theo phương thức mua sắm tập trung hoặc mua sắm phân tán.
3. Phương thức mua sắm tập trung được áp dụng bắt buộc đối với tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan của Đảng ở trung ương thực hiện theo danh mục mua sắm tập trung do Chánh Văn phòng Trung ương Đảng ban hành; các cơ quan của Đảng ở địa phương thực hiện theo danh mục mua sắm tập trung do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành đối với trường hợp thực hiện mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước.
4. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
...
Theo đó việc mua sắm tài sản tại cơ quan của Đảng được thực hiện theo phương thức mua sắm tập trung hoặc mua sắm phân tán.
Trong đó phương thức mua sắm tập trung được áp dụng bắt buộc đối với tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan của Đảng ở trung ương thực hiện theo danh mục mua sắm tập trung do Chánh Văn phòng Trung ương Đảng ban hành; các cơ quan của Đảng ở địa phương thực hiện theo danh mục mua sắm tập trung do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành đối với trường hợp thực hiện mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước.
Việc mua sắm tài sản tại cơ quan của Đảng được thực hiện theo phương thức nào? (Hình từ Internet)
Ai có quyền ra quyết định mua sắm tài sản tại cơ quan của Đảng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định 165/2017/NĐ-CP thì những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định mua sắm tài sản tại cơ quan của Đảng:
- Chánh Văn phòng Trung ương Đảng quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước giao phục vụ hoạt động tại cơ quan của Đảng ở trung ương;
- Cấp có thẩm quyền theo quy định về quản lý, sử dụng quỹ dự trữ của ngân sách trung ương Đảng quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản từ quỹ dự trữ của ngân sách trung ương Đảng phục vụ hoạt động tại cơ quan của Đảng ở trung ương;
- Ban thường vụ tỉnh ủy quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước giao và quỹ dự trữ của ngân sách Đảng phục vụ hoạt động tại cơ quan của Đảng là đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc Văn phòng tỉnh ủy;
- Ban thường vụ huyện ủy quyết định việc mua sắm tài sản từ nguồn quỹ dự trữ ngân sách Đảng phục vụ hoạt động tại cơ quan của Đảng là đơn vị dự toán thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện;
- Thực hiện theo phân cấp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với việc mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước phục vụ hoạt động của Văn phòng huyện ủy là đơn vị dự toán thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện.
Đối với đơn vị sự nghiệp của Đảng việc mua sắm tài sản được thực hiện thế nào?
Căn cứ theo Điều 36 Nghị định 165/2017/NĐ-CP quy định:
Mua sắm tài sản tại đơn vị sự nghiệp của Đảng
1. Việc mua sắm tài sản được áp dụng trong trường hợp đơn vị sự nghiệp của Đảng chưa có tài sản hoặc còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức nhưng không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp được thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản.
2. Không bố trí ngân sách nhà nước để mua sắm tài sản chỉ sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
3. Việc mua sắm tài sản tại đơn vị sự nghiệp của Đảng thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
Theo quy định trên thì việc mua sắm tài sản được áp dụng trong trường hợp đơn vị sự nghiệp của Đảng chưa có tài sản hoặc còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức nhưng không có tài sản để giao và không thuộc trường.
Và việc mua sắm tài sản của đơn vị sự nghiệp của Đảng thực hiện tương tự như mua sắm tài sản tại cơ quan của Đảng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?