Việc lựa chọn nhà đầu tư hợp đồng dự án nạo vét vùng nước cảng biển do cơ quan nhà nước nào có thực hiện?
Việc lựa chọn nhà đầu tư hợp đồng dự án nạo vét vùng nước cảng biển do cơ quan nhà nước nào có thực hiện?
Căn cứ Điều 33 Nghị định 159/2018/NĐ-CP quy định về lựa chọn nhà đầu tư như sau:
Lựa chọn nhà đầu tư
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 24 Nghị định này tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu rộng rãi theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Điều kiện, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư và ưu đãi đối với nhà đầu tư trong quá trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
3. Trường hợp không lựa chọn được nhà đầu tư để thực hiện dự án, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền căn cứ mức độ cần thiết của dự án để bố trí ngân sách nhà nước thực hiện, trình tự thủ tục thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định này.
Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 159/2018/NĐ-CP về cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án như sau:
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án
1. Đối với các dự án xã hội hóa nạo vét vùng nước đường thủy nội địa quốc gia: Bộ Giao thông vận tải phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đối với các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 23 Nghị định này.
2. Đối với các dự án xã hội hóa nạo vét vùng nước đường thủy nội địa địa phương: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đối với các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.
3. Đối với các dự án xã hội hóa nạo vét vùng nước cảng biển, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và điều kiện quản lý cụ thể, Bộ Giao thông vận tải ủy quyền cho Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện một số hoặc toàn bộ các nhiệm vụ quy định tại Điều 23 Nghị định này.
4. Việc phân cấp hoặc ủy quyền quy định tại các khoản 1 và 3 Điều này phải được thực hiện bằng văn bản, trong đó xác định cụ thể nội dung, phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan được phân cấp hoặc được ủy quyền.
5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan được ủy quyền hoặc được phân cấp theo quy định tại Điều này chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo quy định.
Theo quy định trên, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và điều kiện quản lý cụ thể, Bộ Giao thông vận tải ủy quyền cho Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu rộng rãi theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Dự án nạo vét vùng nước cảng biển (Hình từ Internet)
Hợp đồng dự án nạo vét vùng nước cảng biển gồm những nội dung nào?
Theo Điều 35 Nghị định 159/2018/NĐ-CP quy định về nội dung hợp đồng dự án như sau:
Nội dung hợp đồng dự án
1. Hợp đồng dự án phải có các nội dung cơ bản sau:
a) Thông tin về các bên trong hợp đồng;
b) Mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời hạn và tiến độ thực hiện dự án;
c) Yêu cầu kỹ thuật, chất lượng công trình dự án;
d) Kinh phí thực hiện nạo vét, giá trị sản phẩm thu hồi; giá trị thanh toán hợp đồng; điều chỉnh kinh phí và giá trị sản phẩm thu hồi;
đ) Bàn giao mặt bằng xây dựng, bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có);
e) Thi công xây dựng, kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng, nghiệm thu, quyết toán dự án;
g) Chuyển giao dự án;
h) Bảo đảm thực hiện hợp đồng;
i) Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
k) Xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện dự án; phạt hợp đồng;
l) Sự kiện bất khả kháng và nguyên tắc xử lý;
m) Các hình thức ưu đãi và bảo đảm đầu tư (nếu có);
n) Khiếu nại và giải quyết tranh chấp hợp đồng;
o) Hiệu lực và thời hạn hợp đồng dự án; thanh lý hợp đồng;
p) Các nội dung khác theo thỏa thuận giữa các bên ký kết.
2. Các tài liệu kèm theo hợp đồng dự án bao gồm phụ lục, tài liệu và giấy tờ khác là bộ phận không tách rời của hợp đồng dự án.
3. Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn chi tiết nội dung hợp đồng dự án xã hội hóa nạo vét vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết sử dụng khoản tiền phạt hợp đồng dự án.
Theo đó, hợp đồng dự án nạo vét vùng nước cảng biển gồm những nội dung được quy định tại Điều 35 nêu trên.
Thời hạn của hợp đồng dự án nạo vét vùng nước cảng biển là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 159/2018/NĐ-CP về thời hạn hợp đồng dự án như sau:
Thời hạn hợp đồng dự án
1. Thời hạn hợp đồng dự án do các bên thỏa thuận phù hợp với quy mô, tính chất của dự án và trên cơ sở báo cáo nghiên cứu khả thi dự án được phê duyệt.
2. Hợp đồng dự án chấm dứt trong các trường hợp quy định tại Điều 422 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Theo Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng như sau:
Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định.
Như vậy, thời hạn của hợp đồng dự án nạo vét vùng nước cảng biển là do các bên thỏa thuận phù hợp với quy mô, tính chất của dự án và trên cơ sở báo cáo nghiên cứu khả thi dự án được phê duyệt.
Và hợp đồng cũng có thể chấm dứt trong những trường hợp được quy định tại Điều 422 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?