Việc lấy mẫu và vận chuyển mẫu xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi thực hiện như thế nào?
Tư vấn trước xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục I Chương II Phần II Hướng dẫn quốc gia xét nghiệm HIV ban hành kèm theo Quyết định 2674/QĐ-BYT năm 2018 quy định như sau:
Thực hiện chẩn đoán sớm nhiễm HIV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi.
...
3. Quy trình thực hiện
Chẩn đoán sớm HIV được thực hiện ngay khi trẻ đến cơ sở y tế lần đầu tiên quy trình tư vấn, chẩn đoán, chăm sóc, dự phòng và điều trị theo quy định tại hướng dẫn quốc gia về chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS.
3.1. Tư vấn trước xét nghiệm, chỉ định xét nghiệm và điền các thông tin cần thiết.
3.1.1. Tư vấn: Thực hiện tư vấn trước xét nghiệm theo các quy định tại hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS hiện hành. Đối với phần xét nghiệm cần chú ý các nội dung sau:
- Lợi ích của chẩn đoán sớm nhiễm HIV và cách lấy mẫu xét nghiệm;
- Số lần xét nghiệm và thời gian trả kết quả xét nghiệm;
- Khẳng định về tính bảo mật của xét nghiệm.
3.1.2. Chỉ định xét nghiệm: Thực hiện theo hướng dẫn quốc gia về chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS hiện hành
3.1.3. Điền các thông tin cần thiết:
Điền đủ thông tin vào "Phiếu xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi" và "Phiếu gửi mẫu xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi" theo quy định (Mẫu số 1 và mẫu số 2, phụ lục IV-C).
...
Theo đó, thực hiện tư vấn trước xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV theo các quy định tại hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS hiện hành. Đối với phần xét nghiệm cần chú ý các nội dung sau:
- Lợi ích của chẩn đoán sớm nhiễm HIV và cách lấy mẫu xét nghiệm;
- Số lần xét nghiệm và thời gian trả kết quả xét nghiệm;
- Khẳng định về tính bảo mật của xét nghiệm.
Việc lấy mẫu và vận chuyển mẫu xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc lấy mẫu và vận chuyển mẫu xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiết 3.2 tiểu mục 3 Mục I Chương II Phần II Hướng dẫn quốc gia xét nghiệm HIV ban hành kèm theo Quyết định 2674/QĐ-BYT năm 2018 quy định như sau:
Thực hiện chẩn đoán sớm nhiễm HIV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi.
...
3. Quy trình thực hiện
...
3.2. Lấy mẫu, vận chuyển, bảo quản
3.2.1. Lấy mẫu, vận chuyển:
- Mẫu sử dụng để xét nghiệm sinh học phân tử có thể là mẫu giọt máu khô (DBS - Dried Blood Spot) trên giấy thấm, máu toàn phần chống đông bằng EDTA (Acid Ethylene Diamine Tetra Acetic).
- Lấy mẫu máu xét nghiệm bằng bộ dụng cụ lấy giọt máu khô (DBS) hoặc bộ dụng cụ lấy máu toàn phần có chất chống đông bằng EDTA trong các điều kiện an toàn theo quy định.
- Điền đầy đủ thông tin vào phiếu gửi mẫu và phiếu xét nghiệm theo Phụ lục IV-C, mẫu 1, 2.
Quy trình lấy máu, đóng gói, vận chuyển, tiếp nhận mẫu giọt máu khô và/hoặc máu toàn phần chi tiết như phụ lục II, III.
...
Theo quy định trên, mẫu sử dụng để xét nghiệm sinh học phân tử có thể là mẫu giọt máu khô (DBS - Dried Blood Spot) trên giấy thấm, máu toàn phần chống đông bằng EDTA (Acid Ethylene Diamine Tetra Acetic).
- Lấy mẫu máu xét nghiệm bằng bộ dụng cụ lấy giọt máu khô (DBS) hoặc bộ dụng cụ lấy máu toàn phần có chất chống đông bằng EDTA trong các điều kiện an toàn theo quy định.
- Điền đầy đủ thông tin vào phiếu gửi mẫu và phiếu xét nghiệm theo Phụ lục IV-C, mẫu 1, 2.
Quy trình lấy máu, đóng gói, vận chuyển, tiếp nhận mẫu giọt máu khô và/hoặc máu toàn phần chi tiết như phụ lục II, III.
Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi như thế nào?
Căn cứ theo tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục I Chương II Phần II Hướng dẫn quốc gia xét nghiệm HIV ban hành kèm theo Quyết định 2674/QĐ-BYT năm 2018 quy định như sau:
Thực hiện chẩn đoán sớm nhiễm HIV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi.
...
3. Quy trình thực hiện
...
3.3. Thực hiện xét nghiệm:
- Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV bằng kỹ thuật PCR theo hướng dẫn của nhà sản xuất với thiết bị phù hợp theo yêu cầu của sinh phẩm sử dụng.
- Sinh phẩm sử dụng trong xét nghiệm chẩn đoán sớm phải có số lưu hành còn hiệu lực hoặc được Bộ Y tế cho phép sử dụng và đang còn hạn sử dụng. Sinh phẩm sử dụng phải được bảo quản theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Chuẩn bị mẫu và xử lý mẫu phải thực hiện trong tủ an toàn sinh học cấp II.
- Mỗi khu vực xét nghiệm phải có các dụng cụ, thiết bị riêng để tránh nhiễm chéo trong quá trình thực hiện bao gồm: tủ lạnh, tủ đông sâu, bộ pi pét, máy ly tâm (lạnh) cho loại ống phù hợp với từng giai đoạn xét nghiệm, máy trộn - lắc, máy ủ.
- Sử dụng đồng hồ đếm ngược chuyên dụng trong các bước xét nghiệm cần đếm thời gian.
- Sử dụng trang phục bảo hộ cá nhân phù hợp trong suốt thời gian làm việc tại phòng xét nghiệm.
- Thực hiện việc bảo quản mẫu bệnh phẩm trong tủ đông sâu (-20oC) trở xuống theo quy định, thời gian lưu mẫu dương tính ít nhất là 2 năm, mẫu âm tính ít nhất 06 tháng sau khi đã làm xét nghiệm.
- Nhãn dán trên mẫu bệnh phẩm cần sử dụng nhãn không thấm nước và không bị bong ở nhiệt độ âm sâu.
Theo đó, thực hiện xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV bằng kỹ thuật PCR theo hướng dẫn của nhà sản xuất với thiết bị phù hợp theo yêu cầu của sinh phẩm sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?