Việc lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung được thực hiện thế nào?
Mức hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung theo quy định là bao nhiêu?
Tại Điều 4 Nghị định 75/2015/NĐ-CP có quy định về mức hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung như sau:
Hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung
1. Đối tượng rừng: Rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
2. Đối tượng được hỗ trợ:
a) Hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng được giao có trồng bổ sung;
b) Cộng đồng dân cư thôn quy định tại Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này thực hiện bảo vệ rừng được giao.
3. Mức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha/năm;
b) Hỗ trợ trồng rừng bổ sung, mức hỗ trợ theo thiết kế - dự toán, tối đa không quá 1.600.000 đồng/ha/năm trong 03 năm đầu và 600.000 đồng/ha/năm cho 03 năm tiếp theo. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
4. Trách nhiệm và quyền lợi của hộ gia đình và cộng đồng dân cư thôn được hưởng chính sách bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Như vậy, về mức hỗ trợ bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha/năm;
Mức hỗ trợ trồng rừng bổ sung, mức hỗ trợ theo thiết kế - dự toán, tối đa không quá 1.600.000 đồng/ha/năm trong 03 năm đầu và 600.000 đồng/ha/năm cho 03 năm tiếp theo.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung (Hình từ Internet)
Hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung theo phương thức nào?
Theo khoản 5 Điều 5 Thông tư liên tịch 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT quy định thì:
Hỗ trợ bảo vệ rừng; khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung
...
5. Phương thức hỗ trợ: Thực hiện dựa trên kết quả bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung giữa đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này với UBND cấp xã. Thời hạn thực hiện theo năm, hoặc theo kế hoạch trung hạn 3 năm, hoặc 5 năm, cụ thể:
a) Hàng năm, UBND cấp xã cùng với kiểm lâm cơ sở có trách nhiệm nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung đối với từng đối tượng nhận hỗ trợ theo hướng dẫn tại Điểm c Khoản 4 Điều 4 Thông tư này.
b) Trường hợp bên nhận hỗ trợ bảo vệ rừng; khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung để xảy ra mất rừng hoặc phá rừng hoặc không thực hiện theo thiết kế được duyệt thì phải lập biên bản xác định diện tích rừng đã mất hoặc bị suy giảm, phải xác định rõ nguyên nhân và xử lý theo quy định hiện hành.
Kết quả nghiệm thu hàng năm là căn cứ để thanh toán, quyết toán kinh phí.
Theo đó, hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung theo phương thức đó là hực hiện dựa trên kết quả bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung giữa đối tượng với Ủy ban nhân dân cấp xã.
Và thời hạn thực hiện theo năm, hoặc theo kế hoạch trung hạn 3 năm, hoặc 5 năm.
Việc lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung được thực hiện thế nào?
Đối với lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung thực hiện theo Điều 7 Thông tư liên tịch 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT quy định như sau:
- Trước ngày 30 tháng 6 hàng năm, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập kế hoạch, nhu cầu kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung.
- Đồng thời, tổng hợp trong Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm sau gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp kế hoạch chung toàn quốc, cụ thể:
Xác định diện tích, nhu cầu kinh phí hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung cho từng đối tượng, từng loại rừng theo hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư liên tịch 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT và mẫu biểu 03 kèm theo Thông tư liên tịch 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT .
- Trước ngày 30 tháng 7 hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định nhu cầu kinh phí hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung, tổng hợp chung trong Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng toàn quốc năm sau, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bên cạnh đó, về kinh phí lập hồ sơ thiết kế, dự toán khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT như sau:
Nguồn kinh phí
...
4. Kinh phí lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng 50.000 đồng/ha; kinh phí lập hồ sơ thiết kế, dự toán khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung 900.000 đồng/ha.
Việc hỗ trợ kinh phí lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung chỉ thực hiện 01 lần trước khi tiến hành khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung.
a) Ngân sách Trung ương đảm bảo kinh phí lập hồ sơ đối với diện tích rừng thuộc Bộ, ngành quản lý.
b) Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí lập hồ sơ đối với diện tích khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung thuộc địa phương quản lý.
Theo đó, kinh phí lập hồ sơ thiết kế, dự toán khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung 900.000 đồng/ha.
Việc hỗ trợ kinh phí lập hồ sơ hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung chỉ thực hiện 01 lần trước khi tiến hành khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?